Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa"

Hải Yến Thứ năm, ngày 22/08/2024 06:10 AM (GMT+7)
Theo người xưa, có 1 số cây trồng lâu năm không được chặt bỏ, nếu không gia đình có thể gặp xui xẻo, thất thoát tài lộc.
Bình luận 0

Vậy những cây trồng quanh nhà mà người xưa khuyên không nên chặt bỏ là gì vậy?

Ở nông thôn, có nhiều ngôi nhà lâu năm được bao quanh bởi những cây cao to. Thực tế, xung quanh nhà có cây lớn không tốt cho ngôi nhà nên người ta sẽ chặt bỏ những cây lớn này.

Tuy nhiên, người xưa cho rằng có một số cây không thể chặt được. Nếu bạn chặt một số cây không nên chặt, những điều xấu, xui xẻo sẽ xảy ra với gia đình.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa". Vậy 5 cây đó là gì vậy?

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 1.

Người xưa dặn, cây đa lớn trước nhà - thịnh vượng nhiều thế hệ. Ảnh minh họa Toutiao

1. Người xưa dặn, cây đa lớn trước nhà - thịnh vượng nhiều thế hệ

Cây đa (Ficus bengalensis), một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), có thể phát triển thành loài cây khổng lồ, có tuổi thọ hàng nghìn năm, tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông.

Vì cây đa có tán rất to và rễ nối liền nhau nên là loài cây có ý nghĩa tốt. Tục ngữ có câu “Một cây không thể tạo nên rừng”, nhưng cây đa lại có khả năng “tự mình tạo nên rừng”.

Bởi vì các cành của cây đa có thể mọc thẳng đứng hướng xuống dưới, khi chạm tới mặt đất sẽ tạo thành “rễ trên không”, sau đó rễ trên không tái sinh cành và lá, tiếp tục mở rộng.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 2.

Cây đa "tự mình tạo nên rừng” mang ý nghĩa thịnh vượng cho gia đình. Ảnh minh họa wiki

Người xưa cho rằng, xung quanh nhà óc cây đa to thì không thể chặt. Vì cây đa râm mát, nhất là cây đa cổ thụ hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi. những vật xấu tụ tập trên cây nếu chặt cây thì những thứ này sẽ thoát ra ngoài, không tốt cho gia đình.

Ngoài ra, vì cây đa "tự mình tạo nên rừng” mang ý nghĩa thịnh vượng cho gia đình, phù hộ cho gia đình sung túc, phát triển trong nhiều thế hệ.

Do đó, người xưa cho rằng, nếu bạn chặt một cây đa lớn, điều đó cũng giống như việc chặt bỏ sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai. Nhưng dù lý do là gì thì cây đa lớn cũng không thể tùy tiện chặt hạ được.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 3.

Người xưa dặn, cây hòe già trước nhà - phù hộ công danh, lợi lộc Ảnh minh họa Toutiao

2. Người xưa dặn, cây hòe già trước nhà - phù hộ công danh, lợi lộc

Từ thuở xưa, cây hòe (Sophora japonica) là một trong những loài cây quý. Cây cảnh này thường được trồng trước nhà để vừa lấy bóng mát vừa lấy hoa, vừa có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc, dễ thăng quan tiến chức.

Sở dĩ như vậy vì thời xưa trước cửa triều đình thường được trồng 3 cây hòe, tượng trưng cho 3 chức quan lớn Tư mã – Tư đồ - Tư không. Do đó, hoa hòe được coi là biểu tượng của danh vọng, chức tước.

Nụ hoa có màu vàng, khi nở chuyển thành màu trắng ngà, mùi thơm, vị hơi đắng và đây là một loại dược liệu quý, chữa được nhiều bệnh như chống viêm, cầm máu, mỡ máu, làm mát cơ thể,…

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 4.

Do đó, người xưa cho rằng, không chỉ phù hộ về đường công danh, tài vận mà cây hòe này còn mang lại nhiều may mắn về sức khỏe, cầu mong con cái đến với mình. Ảnh minh họa plants.millcreekgardens

Do đó, người xưa cho rằng, không chỉ phù hộ về đường công danh, tài vận mà cây hòe này còn mang lại nhiều may mắn về sức khỏe, cầu mong con cái đến với mình. Đó là lý do tại sao người xưa cho rằng đốn hạ cây hòe già thì phước lành sẽ không còn nữa.

Một khi cây hòe già ở nhà bị đốn hạ, thế hệ tương lai sẽ không thể nhận được sự phù hộ của Tổ tiên, khiến tài vận của gia đình bị hao hụt, chặt đứt tương lai của chính gia đình mình.

Cây hòe già có tuổi thọ cao, như nhân chứng của thời gian, lưu những kỷ niệm quý giá của cả cuộc đời. Do đó, mọi người không nên chặt bỏ cây hòe già, để lại sự tiếc nuối không gì cứu vãn được.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 5.

Đối với người xưa nghèo đói, lá, vỏ, hoa của cây du đều là nguồn thực phẩm quý giá của gì đình, thỏa mãn cơn đói dày vò. D Ảnh minh họa stock adobe

3. Người xưa nói, cây du già - kho lương, nguồn tiền của gia đình

Cây du tượng trưng cho sự giàu có. Chữ "du" và chữ “dư” trong tiếng Hán có phát âm giống nhau, chùm hoa lại có hình dáng như chuỗi tiền nên cây du cũng được coi là cây may mắn, “cây dư tiền” mang lại tài lộc, giàu có cho gia đình.

Mọi người trồng cây du gần nhà nhằm mời gọi Thần Tài, thu hút sự giàu có. Nếu là "cây tiền" của dòng họ, gia đình đương nhiên không thể đón hạ, chặt đứt đường tài lộc của gia đình.

Ngoài ra, đối với người xưa nghèo đói, lá, vỏ, hoa của cây du đều là nguồn thực phẩm quý giá của gì đình, thỏa mãn cơn đói dày vò. Do đó, giữ lại cây du là giữ "nguồn sống" của gia đình những khi đói kém.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 6.

Người xưa có câu: “Sau nhà có cây du, trăm quỷ không dám tới”, cho nên từ lâu nó đã được mệnh danh là cây trừ tà. Ảnh minh họa Toutiao

Giờ đây dù kinh tế khá giả, người ta sẽ không lo bị đói nữa nhưng ý nghĩa biểu tượng "kho lương dự trữ" của gia đình vẫn được coi trọng. Vì vậy, người xưa khuyên không nên chặt cây du - chặt đứt nguồn lương thực của gia đình.

Cuối cùng, thân và lá cây du sau khi phơi khô có giá trị làm thuốc. Do đó, chúng thêm tác dụng "cứu mạng", càng không dễ dàng được chặt bỏ.

Người xưa có câu: “Sau nhà có cây du, trăm quỷ không dám tới”, cho nên từ lâu nó đã được mệnh danh là cây trừ tà.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 7.

Có cây cảnh này ở bên cạnh nhà không những có thể xua đuổi tà khí, tiêu trừ tai họa mà còn thu hút tài lộc, của cải, cầu mong sự trường thọ. Ảnh minh họa myseeds

Trồng một cây cảnh trong nhà sẽ giúp xua đuổi tà khí, những điều không xui xẻo đến quấy nhiễu, đồng thời thu hút năng lượng dương, giúp gia đạo bình an, các thành viên hòa thuận, đoàn kết.

Hơn nữa cây cảnh này có tuổi thọ rất cao, theo ghi chép thì loại cây này sống lâu nhất đã hơn nghìn năm tuổi, nên trồng cây du trong nhà còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho người già.

Có cây cảnh này ở bên cạnh nhà không những có thể xua đuổi tà khí, tiêu trừ tai họa mà còn thu hút tài lộc, của cải, cầu mong sự trường thọ. Cho nên, người xưa dặn, tuyệt đối không được chặt hạ loại cây cảnh này.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 8.

Người xưa nói, liễu già trước nhà bảo vệ sự bình yên cho gia đình Ảnh minh họa gardenerspath

4. Người xưa nói, liễu già trước nhà bảo vệ sự bình yên cho gia đình

Cây liễu già là cây âm, mọi người khuyên không nên trồng trong sân nhà. Tuy nhiên, ở thôn quê, bạn vẫn bắt gặp các cây liễu được trồng ở bờ ao, đường làng gần nhà.

Cây liễu xanh tươi tới 10 tháng trong năm. Bạn sẽ có cảm giác chúng chưa bao giờ úa vàng hay héo úa, có cảm giác như tuổi trẻ vĩnh cửu. Ngoài ra, cây này còn có tác dụng thanh lọc không khí nên người ta thường không chặt cây liễu.

Đối với những cây liễu già này, mọi người càng không nên "động chạm" đến. Những cây liễu già gần nhà lại mang tính tâm linh, có thể xua đuổi những điều xui xẻo, bảo vệ sự bình yên cho gia đình.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 9.

Người xưa thường trồng cây liễu trong dịp Tết Thanh Minh để tượng trưng cho sự tái sinh và xua đuổi bệnh tật. Ảnh minh họa gardenerspath

Cây liễu tượng trưng cho cảm giác không muốn rời xa. Người xưa thường bẻ cây liễu để tiễn đưa những người bạn thân thiết.

Ngoài ra, cây liễu có tỷ lệ sống sót rất cao và mang ý nghĩa tái sinh. Câu nói “cây già đâm chồi mới, cây chết lại nở hoa” chủ yếu ám chỉ cây liễu. Người xưa thường trồng cây liễu trong dịp Tết Thanh Minh để tượng trưng cho sự tái sinh và xua đuổi bệnh tật.

Ngay cả bình tẩy ngọc trong tay Quan Âm cũng chứa đầy cành liễu để cứu độ dân chúng. Vì vậy, đừng chặt những cây liễu gần nhà.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 10.

Chúng ta cần lựa chọn những cây có ý nghĩa tốt để vượng khí cho gia đình, có khả năng chiêu tài, hút lộc. Ảnh minh họa gardenerspath

Cây liễu có ý nghĩa trong tín ngưỡng của người xưa, không dễ dàng chặt hạ. Do đó, người xưa khuyên mọi người không nên chặt hạ những cây liễu già, có thể mang lại những điều không may mắn cho gia đình.

Như vậy, trồng cây bóng mát trong nhà không đơn giản muốn trồng cây nào cũng được. Chúng ta cần lựa chọn những cây có ý nghĩa tốt để vượng khí cho gia đình, có khả năng chiêu tài, hút lộc.

Ngoài ra, những cây già ở trong nhà hay gần nhà cũng nên thận trọng khi chặt bỏ kẻo rước về những điều xui xẻo.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 11.

Người xưa nói rằng dưới gốc cây sal phải có suối, là cây cát tường che chở cho ngôi nhà nên cây sal không thể chặt hạ.

5. Người xưa nói, sala trước nhà, Đức Phật chở che

Cây sala hay còn gọi là cây ngọc kỳ lân, cây đầu lân, cây ưu đam, có tên khoa học là Couroupita guianensis.

Loại cây này rất hiếm. Theo truyền thuyết, Đức Thích Ca Mâu Ni đã thành đạo dưới gốc cây bồ đề và nhập niết bàn dưới gốc cây sala.

Loại cây này chứa đựng những sự thuần khiến của nhà Phật. Dù thân cây có xấu xí, cằn cỗi thì hoa vẫn đua nhau nở rộ với sắc đỏ tuyệt đẹp, hơn hết, vào ban đêm hoa còn tỏa mùi hương thơm ngát khắp không gian.

Vì vậy, cây sala tượng trưng cho sự đáng tin cậy và hoàn hảo. Người xưa nói rằng dưới gốc cây sal phải có suối, là cây cát tường che chở cho ngôi nhà nên cây sal không thể chặt hạ.

Người xưa dặn: "Trước nhà 5 cây không thể chặt, nếu không sẽ tán tài, phá sản, gây tai họa" - Ảnh 12.

Người xưa nói, sala trước nhà, Đức Phật chở che

Các cây lâu năm không chỉ là thực vật vô tri mà mang tâm hồn và ký ức của mọi người. Chúng trở thành biểu tượng văn hóa, có ý nghĩa tâm linh lớn. Do đó, người xưa khuyên khi muốn chặt hạ một cái cây lâu năm nào đều phải cân nhắc kỹ.

Đặc biệt chú ý không chặt cây phong thủy là cây trồng ở những vị trí phong thủy sẽ có tác dụng xua đuổi tà ma và đảm bảo sự bình yên, bình yên trong nhà.

Những cây như vậy thường không chỉ để đánh giá cao hay tạo bóng mát mà nếu chặt sẽ phá hỏng bố cục phong thủy của ngôi nhà và có thể gây bất an, tai họa nhỏ.

Chúng ta đã phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên, đồng thời việc chặt cây cũng sẽ lấy đi một phần vận may của chúng ta.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem