Nguyên nhân khiến smartphone dễ bị phần mềm độc hại tấn công

Thứ năm, ngày 15/05/2014 08:49 AM (GMT+7)
Theo một kết quả nghiên cứu, có tới 80% số smartphone đang ở tình trạng “miễn nhiễm” với các phần mềm độc hại bởi sự chủ quan của người sử dụng.
Bình luận 0
Android

Android hiện đang chiếm khoảng 80% thị trường và dẫn đầu ở dòng điện thoại thông minh. Nhưng tin xấu là hệ điều hành này có nhiều phần mềm độc hại nhất. Google không kiểm soát các ứng dụng được bán trên Google Play chính thức nhưng có rất nhiều trang web giả mạo Google Play lưu trữ một số lượng lớn ứng dụng miễn phí gây hại cho điện thoại của bạn như để lộ thông tin cá nhân và số thẻ tín dụng nếu bạn sử dụng chúng.

Mặc dù Google tuyên bố rằng các cửa hàng chính thức rất an toàn cũng đã bị thách thức bởi các chuyên gia phần mềm độc hại. Vấn đề với Android là do sự phổ biến của nó và bản chất mã nguồn mở đã khiến hệ điều hành này thành một mục tiêu dễ dàng cho bất kỳ tổ chức tội phạm ảo nào. Vì vậy, nếu bạn có một điện thoại Android, bạn nên xem xét việc cài đặt một ứng dụng chống phần mềm độc hại.

iOS

Nếu bạn chưa bẻ khóa iPhone và loại bỏ tất cả các hạn chế do Apple thực hiện, bạn không phải lo lắng về các mã độc. Nhưng những hạn chế này là một trong những vấn đề khó chịu nhất cho người dùng iPhone và nhiều người bẻ khóa để dùng thêm các ứng dụng mà Apple không cho phép. Nếu bạn đã bẻ khóa iPhone, xin chúc bạn may mắn. Bạn không chỉ hủy bỏ bất kỳ bảo hành và hỗ trợ của Apple mà còn đặt chiếc điện thoại của bạn vào trạng thái nguy hiểm.

Apple không hoàn hảo nhưng họ đã chứng minh trong 10 năm qua rằng việc quản lý chất lượng của các ứng dụng rất đáng tin cậy. Như một phần của quá trình đảm bảo chất lượng, Apple sẽ kiểm tra mã giả mạo và các lỗ hổng không mong muốn. Khi phát hiện ra sai sót, Apple sẽ nhanh chóng sửa chữa, đó là lý do tại sao bạn nên cập nhật ứng dụng khi Apple gợi ý.

80% smartphone
80% smartphone "miễn nhiễm" với phần mềm độc hại

Windows phone

Bạn không phải lo lắng quá nhiều về điện thoại Windows phone bây giờ. Microsoft chỉ chiếm khoảng 2-3% và chưa đạt được tầm quan trọng trong thị trường. Microsoft theo gương Apple và kiểm soát chặt chẽ mà các ứng dụng trong hệ thống của mình. Đó là một điều tốt vì tội phạm tạo ra phần mềm độc hại quan tâm đến chi phí khi tạo ra các ứng dụng.

Việc quản lý chặt chẽ cửa hàng ứng dụng và chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trường là lý do tại sao ít phần mềm độc hại cho điện thoại Microsoft.

Nhìn chung, chìa khóa để trở thành một người sử dụng điện thoại thông minh là chuyển động cùng với thời gian. Các ứng dụng gây hại là mối đe dọa liên tục. Bạn cần phải nhận thức rằng bất kì lúc nào cũng có người tìm cách để gây hại cho điện thoại của bạn.

Bạn nên cài đặt một phần mềm chống vi rút và mã độc để đảm bảo an toàn cho các thông tin các nhân. Nếu không, bạn có thể vô tình trở thành một nạn nhân của những tên tội phạm mạng.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để Smartphone của bạn sẽ an toàn hơn dù là bị tấn công với những phần mềm độc hại nhất.

Cách dung Smartphone an toàn

Mã hóa mọi thứ


Một trong những cách dễ làm nhất để bảo vệ thiết bị Android hoặc iOS là sử dụng chức năng mã hóa phần cứng có sẵn. Tính năng này sẽ biến dữ liệu thành thứ “bất khả xâm phạm” trừ khi có mật khẩu để mở khóa.

Chúng ta hãy bắt đầu với hệ điều hành iOS. Người dùng iPhone hoặc iPad có thể đặt mật khẩu máy để bảo vệ dữ liệu trên điện thoại. Với iPhone, bạn vào phần Settings > General > Passcode Lock để đặt mật khẩu. Mật khẩu có thể là số PIN 4 chữ số hoặc dạng kết hợp phức tạp hơn. Đương nhiên, mật khẩu kết hợp sẽ an toàn hơn. Dãy PIN 4 chữ số sẽ có khoảng 10.000 mật khẩu, đủ để bảo vệ điện thoại trước con mắt nhòm ngó của những tay “amatơ”, nhưng rất tiếc chúng lại không an toàn 100% trước những kẻ trộm dữ liệu chuyên nghiệp.

Để đặt mật khẩu mạnh hơn, bạn chuyển “Simple Passcode” sang chế độ “off”. Mật khẩu dài hơn sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn khi nhập vào và cũng nên lạm dụng điều này. Nên đặt mật khẩu có khoảng 6 ký tự là vừa phải. Khi chuyển sang chế độ “Turn Passcode on”, bạn cần nhập mật khẩu 2 lần để xác nhận. Ở phần Passcode Lock còn một chế độ khác mà bạn cần lưu ý đó là Erase Data. Khi kích hoạt chế độ này, dữ liệu của điện thoại sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn sau 10 lần nhập mật khẩu sai, một cách bảo vệ an toàn dữ liệu “nhạy cảm”, tuy… cay đắng nhưng đành phải chấp nhận nếu chẳng may điện thoại của bạn rơi vào tay kẻ xấu. Tuy nhiên, sẽ rất phiền phức nếu chẳng may người nào đó cố tình chơi xấu bạn (nhập mật khẩu sai vào máy nhiều lần).

Trong khi đó, máy Android có quy trình thiết lập mã hóa phức tạp hơn chút. Bản thân việc thiết lập không phức tạp nhưng lại tốn thời gian, giống như kiểu thiết lập bảo mật trên PC hoặc ổ cứng ngoài. Tùy thuộc vào từng loại thiết bị, quy trình mã hóa có thể sẽ mất 1 tiếng hoặc lâu hơn. Trong khoảng thời gian đó, thiết bị cần phải cắm sạc pin, còn nếu không việc mã hóa sẽ không hoàn tất và một phần dữ liệu trên thiết bị có thể bị mất. Có 2 điều cần lưu ý khi mã hóa dữ liệu trên Android. Thứ nhất, nó có thể ảnh hưởng tới (làm chậm) hiệu suất của máy. Và đây là quá trình không thể đảo ngược, trừ khi bạn phải reset lại toàn bộ thiết bị.

Một trong những cách dễ làm nhất để bảo vệ thiết bị Android hoặc iOS là sử dụng chức năng mã hóa phần cứng.
Một trong những cách dễ làm nhất để bảo vệ thiết bị Android hoặc iOS là sử dụng chức năng mã hóa phần cứng.

Mã hóa Android

Khi kích hoạt chế độ mã hóa thiết bị Android (Encrypt phone), điện thoại sẽ hiện ra một thông báo đại khái nói về những vấn đề liên quan tới mã hóa như đã nói ở trên. Nếu chấp nhận, bạn nhấn vào nút “Encrypt phone” để tiếp tục. Nếu máy chưa đặt PIN hoặc passcode thì bạn sẽ phải quay trở lại phần Settings > Security > Screen lock để thực hiện. Android cho phép đặt số PIN trên 4 số. Sau khi đã đặt PIN hoặc passcode, bạn quay trở lại quy trình mã hóa trên.

Điện thoại sẽ yêu cầu bạn nhập số PIN hoặc passcode một lần nữa để xác nhận. Chỉ khi đó quá trình mã hóa mới diễn ra. Giờ đến lúc bạn cần ngồi đợi điện thoại tiến hành quy trình và nó có thể khởi động lại một vài lần. Bạn không được chạm vào bất cứ chức năng nào trên điện thoại cho tới khi quá trình hoàn tất và màn hình khóa hiện ra.

Do quá thông dụng nên Android đang là đích ngắm của nhiều loại malware. Không như Apple, Google không kiểm tra xem ứng dụng có độc hại hay không trước khi cho đẩy lên Google Play. Đây là kẽ hỡ rất lớn giúp cho những kẻ phát tán phần mềm độc hại làm mưa làm gió. Đó có thể là những wallpaper miễn phí, game hay thậm chí là cả những ứng dụng phổ biến.

Đó cũng là lý do nhiều phần mềm bảo mật được phát triển dành riêng cho nền tảng này. Các tên tuổi như Avast, Kaspersky, và Lookout có sẵn các công cụ bảo mật miễn phí cho Android. Hay các ứng dụng bảo mật của Avast, F-Secure, Kaspersky, Lookout, và TrustGo đạt kể quả khá cao. Mức thấp nhất là Lookout với khả năng phát hiện tới 98,6% malware.
Người Đưa Tin (Theo Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem