Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
-
Lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được tổ chức vào 12h30 ngày 15/8/2020 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Thay mặt Ban Tổ chức Lễ Quốc tang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đọc điếu văn tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
-
12h30 trưa nay (15/8), lễ truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia, lễ an táng diễn ra vào 14h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
-
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, chiều 14/8 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Đại Công quốc Luxembourg và Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức trang trọng lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
8h10 sáng 14/8, Đoàn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn vào viếng. Tang lễ nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức theo nghi thức quốc tang trong hai ngày 14 -15.8.
-
Ban Tổ chức lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Thanh Hóa yêu cầu đoàn đến viếng không quá 8 người, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Không mang vòng hoa và dải băng riêng.
-
Công an TP.Hà Nội vừa thông báo phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Lê Khả Phiêu – Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
“Ông Lê Khả Phiêu khi còn làm Tổng Bí thư, kể cả sau này nghỉ hưu đều rất trăn trở việc xây dựng Đảng. Ông tâm sự nhiều với tôi vấn đề này, làm sao loại bỏ được cán bộ thoái hóa, tham nhũng, xa dân. Tất cả nhiều việc ông từng nói và trăn trở cũng đang là vấn đề thời sự hiện nay”, ông Nguyễn Ngô Hai nói.
-
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từng tham gia nhiều chiến dịch với vai trò là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông giữ hàm Thượng tướng.
-
“Một trong những dấu ấn ông Lê Khả Phiêu để lại trong thời gian làm Tổng Bí thư, đó là thúc đẩy công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát động đấu tranh với những hư hỏng trong Đảng, bộ máy Nhà nước, đặc biệt đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, tha hoá”, ông Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị cho biết.
-
Thiếu tướng Lê Huy Mai kể, trong suốt chiến dịch Mậu Thân năm 1968, khi nghe các cơ quan tác chiến, cơ quan trinh sát... báo cáo về tình hình của địch, của ta, ông Lê Khả Phiêu rất chú ý lắng nghe ý kiến của cấp dưới, phát biểu rất ngắn gọn và kết luận rất sâu sắc.