OTT (tiếng Anh: Over-the-top, nghĩa đen: lên trên đầu) là thuật ngữ để chỉ dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet.
Những ứng dụng OTT cung cấp nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng không gian mạng Internet. Những ứng dụng OTT cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin, chia sẻ hình ảnh, xem truyền hình, truyền tải dữ liệu thông qua mạng một cách dễ dàng và không mất phí.
Ở Việt Nam, các dịch vụ OTT phổ biến có thể kể đến như Facebook Messenger, Telegram, Zalo, Viber, Skype...
Trong buổi họp báo thường kỳ quý 1 của Bộ Thông tin & Truyền thông, vẫn đề người dùng chuyển dịch sang sử dụng các ứng dụng OTT được đưa ra.
Ông Cao Anh Sơn - Tổng giám đốc Viettel Telecom chia sẻ tại buổi họp báo cho rằng, người dùng đang chuyển dịch từ việc sử dụng tin nhắn, cuộc gọi truyền thống của nhà mạng sang sử dụng các ứng dụng OTT.
"Trong quý I/2023, các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam bị suy giảm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ SMS, gọi thoại truyền thống, về lưu lượng giảm từ 17 - 20% so với trước đây. Trong khi đó, các OTT trên thế giới đang triển khai ở Việt Nam đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ", ông Sơn cung cấp số liệu.
Cũng theo Tổng giám đốc Viettel Telecom, sự dịch chuyển này vẫn được các doanh nghiệp viễn thông đảm bảo hạ tầng cho các dịch vụ OTT phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông không thu được lợi nhuận từ các OTT này.
Các ứng dụng OTT không chia sẻ cơ sở hạ tầng cho các nhà mạng. Do đó, nhà mạng bị gánh nặng về chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng là vấn đề lớn.
Không chỉ Viettel, ông Bùi Sơn Nam - Phó Tổng giám đốc MobiFone cũng cho biết, trong thời gian qua các nhà mạng luôn phải cố gắng đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông để đưa ngành phát triển theo nhịp cùng thế giới. Tuy nhiên, doanh thu của các nhà mạng lại có xu hướng giảm, trong khi các ứng dụng OTT xuyên biên giới lại có sự tăng trưởng dựa trên hạ tầng của doanh nghiệp viễn thông nhưng lại không có sự chia sẻ về chi phí.
Ông Cao Anh Sơn đề nghị Bộ TT&TT trong thời gian tới có những để các OTT chia sẻ với nhà mạng để tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc này vừa đảm bảo việc quản lý nội dung trên các nền tảng này và cùng nhà mạng phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo số liệu thống kê, 80% lưu lượng Internet giữa Việt Nam và quốc tế là phục vụ cho các dịch vụ OTTT của các ứng dụng như Facebook, Google, Netflix. Việc các ứng dụng này thay đổi hành vi của người dùng như từ HD lên 4k cũng gây sức ép lớn và ảnh hưởng đến được truyền internet.
Có thể thấy, các nhà mạng vừa mất đi lượng khách sử dụng dịch vụ SMS, gọi truyền thống khi các ứng dụng OTT phát triển lại vừa không được chia sẻ lợi nhuận dù luôn phải thay đổi, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.