Nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới Foxconn trước thời khắc sống còn
Nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới Foxconn trước thời khắc sống còn
Huỳnh Dũng
Thứ bảy, ngày 10/12/2022 09:47 AM (GMT+7)
Một lá thư từ người sáng lập nhà lắp ráp iPhone lớn nhất thế giới Foxconn đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục lãnh đạo Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch dỡ bỏ các chính sách Zero Covid không khoan nhượng của đất nước.
Cụ thể, người sáng lập nhà cung cấp Foxconn gốc Trung Quốc giúp thuyết phục các nhà lãnh đạo đất nước nới lỏng các hạn chế của Covid-19- vốn đã dẫn đến các cuộc biểu tình ở Trung Quốc, The Wall Street Journal đưa tin hôm 8/12.
Trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo Trung Quốc được gửi hơn một tháng trước, người sáng lập Foxconn, Terry Gou cho biết, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đe dọa vị trí của họ trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông ấy cũng yêu cầu minh bạch hơn về cách các công nhân của Foxconn bị ảnh hưởng bởi các quy tắc này. Ông Gou đã gửi bức thư cách đây hơn một tháng khi nhà máy của Foxconn ở thành phố Trịnh Châu bị rung chuyển bởi tình trạng hỗn loạn vì các hạn chế của Covid.
Tuy nhiên, khi thông tin này rò rỉ, Văn phòng của Gou cho biết trong một tuyên bố rằng họ "nghiêm khắc phủ nhận" những sự thật trong lá thư. Phía Foxconn, nhà lắp ráp iPhone lớn nhất cũng từ chối bình luận, trong khi Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng không thể đưa ra bình luận nào ngay lập tức về câu chuyện này. Vốn dĩ, Gou đã nghỉ việc tại Foxconn vào năm 2019 và không còn vai trò chính thức nào trong công ty nữa, mặc dù vẫn có ảnh hưởng nhất định.
Nhà máy sản xuất iPhone của Foxconn ở tỉnh Hà Nam đã bị đóng cửa vào đầu mùa thu này, hạn chế việc di chuyển của người dân trong khu vực đang bùng phát dịch Covid-19. Một số công nhân đã cố gắng chạy trốn khỏi nhà máy bằng cách đi bộ. Các cuộc biểu tình sau đó lan rộng khắp Trung Quốc càng làm tăng thêm trường hợp đó.
Các quan chức y tế và cố vấn chính phủ Trung Quốc đã nắm bắt được lá thư của ông Gou, và dùng nó để củng cố lập trường rằng chính phủ cần tăng tốc nỗ lực nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 khắt khe của mình, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết. Hai trong số những người này cho biết, sự bùng nổ của các cuộc biểu tình trên toàn quốc vài tuần sau đó đã cho các cố vấn chính sách thêm cơ sở để thúc đẩy các biện pháp nới lỏng. Tạp chí The Wall Street Journal đưa tin, trích dẫn các nguồn tin giấu tên.
Các quan chức ủng hộ cách tiếp cận khoan dung hơn nói rằng, biến thể omicron rất dễ lây lan có nghĩa là việc khóa cửa sẽ trở nên phổ biến hơn theo các chính sách hạn chế nhất của Trung Quốc, Các quan chức và cố vấn lập luận rằng, Omicron ít gây chết người hơn, nhưng tính chất dễ lây lan của nó đã dẫn đến nhiều đợt phong tỏa hơn, vào thời điểm công chúng ngày càng mệt mỏi với chúng và gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, đe dọa vị thế của đất nước là công xưởng của thế giới, nhưng trong khi đó tình trạng bất ổn về các quy tắc này cũng đang gia tăng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng suốt nhiều tháng qua.
Liu Pengyu, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, cho biết trong một tuyên bố rằng ông "không biết chi tiết cụ thể" khi đưa ra bình luận về bức thư được rò rỉ này.
Ông nói: "Chính phủ Trung Quốc đặt người dân và cuộc sống của họ lên hàng đầu. Chúng tôi đã và đang cải thiện các biện pháp ứng phó với COVID trước tình hình thay đổi. Bằng cách thực hiện những điều chỉnh đó để đáp ứng với các tình huống và nhiệm vụ mới liên quan đến ứng phó với COVID, Trung Quốc đã cho thấy rằng cách tiếp cận của họ là dựa trên thực tế và phản ứng nhanh với sự thay đổi. Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học và có mục tiêu, đồng thời phối hợp hiệu quả giữa ứng phó với dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội".
Trong vài ngày gần đây, các báo cáo đã tuyên bố rằng Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt nhất sau các cuộc biểu tình. Không còn bắt buộc phải thực hiện các bài kiểm tra xét nghiệm Covid-19 khắt nghiệt tại hầu hết các địa điểm. Mọi người cũng có thể đi lại tự do hơn trong nước. Tuy nhiên, du lịch quốc tế vẫn còn bị hạn chế.
Ngoài ra, giờ đây những người có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể tự cách ly tại nhà. Trước đó, tất cả những người dương tính với Covid đều bị cưỡng chế đưa vào trại cách ly.
Những hạn chế đặt ra một thách thức lớn đối với chuỗi cung ứng của các công ty ở Trung Quốc. Tình trạng bất ổn làm dấy lên lo ngại rằng Apple và các công ty nước ngoài khác sẽ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Apple được cho là đang lên kế hoạch chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc, trong khi đó nhà máy Trịnh Châu là nhà máy lớn nhất thế giới của Apple.
Trước mắt, Foxconn đang cố gắng khôi phục sản xuất về mức trước đại dịch bằng cách lấp đầy các vị trí còn trống. Cơ sở ở Trịnh Châu có từ 40% đến 50% số lượng công nhân hoạt động hết công suất.
"Ngoài việc phân bổ lại năng lực sản xuất của các nhà máy khác nhau, chúng tôi cũng đã bắt đầu tuyển dụng nhân viên mới và đang dần đi theo hướng khôi phục năng lực sản xuất trở lại bình thường", công ty cho biết vào đầu tuần này.
Tạp chí The Wall Street Journal còn cho biết Samsung, Volkswagen AG và một công ty dệt may cung cấp sản phẩm cho Nike và Adidas cũng phải đối mặt với các vấn đề sản xuất và cung ứng tương tự ở quốc gia tỷ dân này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.