Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phòng vệ thương mại

An Linh Thứ hai, ngày 26/12/2022 09:41 AM (GMT+7)
Theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại, thời gian vừa qua Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách, quy định về phòng vệ thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp.
Bình luận 0

Cụ thể, theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương bối cảnh hiện nay, thị trường khác nhau, chúng ta cần chú ý, đa dạng hoá thị trường là tối quan trọng, bởi nếu tập trung nhiều, lại đang có xu hướng PVTM gia tăng thì chúng ta sẽ bị suy giảm số lượng xuất khẩu lớn, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý.

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phòng vệ thương mại - Ảnh 1.

Về phía Bộ Công Thương, hiện nay chúng tôi được Chính phủ giao quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hàng loạt Quyết định như Quyết định 1659, Quyết định 824 và Quyết định 317… nhằm xây dựng hành lang chính sách, hướng dẫn cơ quan nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp để xây dựng các cảnh báo sớm, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kỹ năng, biện pháp để nâng cao năng lực, chủ động thích ứng trước các vụ kiện PVTM của cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Các biện pháp chính sách để phổ biến tuyên tuyền có 3,4 đề án như anh Dũng nói. Giúp DN có nhận thức về PVTM. 

"Như chúng ta thống nhất đó là thực tế không tránh được nên cần nhận biết để sống chung hiệu quả, khi xảy ra có biện pháp ứng phó như vậy việc tuyên truyền cần duy trì như ngành cá tra, basa đang làm", bà Trang nói.

Theo đại diện Cục Phòng vệ thương mại, thời gian qua, công tác bảo hộ ngành này được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh, ông đánh giá như thế nào về ý thức, nhận thức của người dân, doanh nghiệp thủy sản về lĩnh vực PVTM.

Đại diện Cục PVTM cho biết, với những thành công trong việc chủ động trước các vụ kiện PVTM của ngành thuỷ sản hiện nay, bài học thành công và kinh nghiệm xương máu của ngành này là bài học tham khảo cho các ngành, các lĩnh vực khác. 

Trong các rà soát hàng năm, rà soát chi phí sản xuất, chi phí lao động trong sản xuất của doanh nghiệp đang rất lớn.

Đối với hàng nông lâm thuỷ sản, có sự tham gia của rất nhiều người nông dân, lao động nhỏ lẻ. Sản xuất đầu vào và chế biến đều là người nông dân, doanh nghiệp nhỏ, họ chưa quen dùng hoá đơn, tổ chức quản lý theo đúng quy định theo yêu cầu của nước ngoài. 

Khi bị kiện, chúng ta phải chứng minh chi phí, các yếu tố quản liên quan đến sản xuất sẽ là yếu tố thành công trong phản biện các điều tra, cáo buộc.

Theo đại diện của Cục PVTM, từ năm 2002, chúng ta chưa có thói quen sản xuất chi tiết theo đúng quy định, đúng thực tiễn quốc tế. Số liệu không đầy đủ nên khi bị cáo buộc và kết luận điều tra, chúng ta chịu mức thuế rất cao. 

Qua các bài học từ những năm 2000, sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã thay đổi, doanh nghiệp, người dân đã quyết tâm tổ chức lại, chúng ta chứng minh được sản xuất từ người đầu tiên đến người cuối cùng nên chúng ta có bài học cho nhiều ngành.

"Ví dụ như mật ong, sở dĩ bị áp thuế cao, do tổ chức sản xuất chưa đúng yêu cầu, đặc biệt là hồ sơ, chứng từ, khi xuất khẩu, ứng phó với kiện PVTM thì yếu tố sản xuất rất quan trọng. Trong bối cảnh các vụ kiện PVTM gia tăng, cần theo dõi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác vì một nguyên nhân là do kim ngạch tăng nhanh, tăng nhanh thời gian dài, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các vụ kiện PVTM có thể xảy ra với nhiều hình thức khác nhau, mang tính bảo hộ hơn".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem