Mỹ đề nghị trì hoãn quyết định cắt sản lượng dầu thêm một tháng, hé lộ lý do

Huỳnh Dũng- Theo CNBC/Reuters/Washingtonpost Thứ bảy, ngày 15/10/2022 08:19 AM (GMT+7)
Mới đây, chính quyền của ông Biden đã yêu cầu Ả Rập Xê-út, nhà lãnh đạo trên thực tế của nhóm sản xuất dầu OPEC, trì hoãn quyết định cắt sản lượng dầu thêm một tháng nữa. Sự trì hoãn như vậy có thể giúp giảm nguy cơ giá xăng tăng vọt trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào tháng tới.
Bình luận 0

Chính quyền Biden yêu cầu Ả Rập Xê Út hoãn quyết định của OPEC+ thêm một tháng

Nhóm OPEC+ do Ả Rập Xê-út dẫn đầu gồm thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, trong đó có Nga hôm 5/10 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô khoảng 2 triệu thùng/ngày tương đương 2% nhu cầu hàng ngày của thế giới kể từ tháng 11 tới. Điều đó có nghĩa nguồn cung dầu sẽ thắt chặt hơn và giá cả cao hơn vào thời điểm lạm phát vốn đã cao và lo ngại về suy thoái toàn cầu; điều này khiến các nhà lập pháp Hoa Kỳ không hài lòng.

Mới đây, chính quyền của ông Biden đã yêu cầu Ả Rập Xê-út, nhà lãnh đạo trên thực tế của nhóm sản xuất dầu OPEC, trì hoãn quyết định cắt sản lượng dầu thêm một tháng nữa. Sự trì hoãn như vậy có thể giúp giảm nguy cơ giá xăng tăng vọt trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ vào tháng tới. Việc ngừng cắt giảm có nghĩa là phải thực hiện chúng ngay trước cuộc bầu cử ngày 8/11 - thời điểm mà chúng có khả năng không thể ảnh hưởng mạnh đến giá xăng dầu.

OPEC +, nhóm sản xuất bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh bao gồm Nga, tuần trước đã thông báo cắt giảm 2 triệu thùng / ngày so với mục tiêu sản xuất sau nhiều tuần vận động hành lang của các quan chức Mỹ chống lại động thái này.

Nhóm OPEC+ do Ả Rập Xê-út dẫn đầu gồm thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, trong đó có Nga hôm 5/10 đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu thô khoảng 2 triệu thùng/ngày tương đương 2% nhu cầu hàng ngày của thế giới kể từ tháng 11 tới. Ảnh: @AFP

Hay nói rõ hơn, việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC + đã làm dấy lên lo ngại của Washington về khả năng giá xăng dầu cao hơn trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11, trong đó đảng Dân chủ đang cố gắng duy trì quyền kiểm soát Hạ viện và Thượng viện.

Trong một tuyên bố mới nhất, Chính phủ Ả Rập Xê Út đã từ chối và bảo vệ động thái của mình và cho biết tất cả các quyết định của OPEC + đều dựa trên các dự báo và nhu cầu kinh tế.

"Chính phủ Ả Rập Xê Út đã làm rõ thông qua cuộc tham vấn liên tục với chính quyền Hoa Kỳ rằng, tất cả các phân tích kinh tế đều chỉ ra rằng, việc trì hoãn quyết định của OPEC + thêm một tháng nữa, theo những gì đã được đề xuất, sẽ gây ra những hậu quả kinh tế tiêu cực".

"Trong những tuần gần đây, Ả Rập Xê Út đã truyền đạt cho chúng tôi - một cách riêng tư và công khai về ý định giảm sản lượng dầu của họ. Đó là hướng đi sai lầm", phía Mỹ cho biết. "Chúng tôi đã trình bày với Ả Rập Xê Út bản phân tích để cho thấy rằng không có cơ sở thị trường nào để cắt giảm mục tiêu sản xuất, và họ có thể dễ dàng chờ đợi cuộc họp OPEC tiếp theo để xem mọi thứ phát triển như thế nào".

Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tuần đã cam kết rằng "sẽ có những hậu quả" đối với quan hệ của Mỹ Ả Rập Xê Út sau động thái của OPEC +. Ảnh: @AFP.

Chính quyền của ông Biden đã yêu cầu Ả Rập Xê-út, nhà lãnh đạo trên thực tế của nhóm sản xuất dầu OPEC, trì hoãn quyết định cắt sản lượng dầu thêm một tháng nữa. Ảnh: @AFP

Ả Rập Xê Út bác bỏ cáo buộc đằng sau lệnh cắt giảm sản lượng dầu

Phía Mỹ cho biết, có quốc gia OPEC khác đã trao đổi riêng rằng, họ cũng không đồng ý với quyết định của Ả Rập Xê Út về cắt giảm sản lượng dầu. Phía Mỹ từ chối nêu rõ tên thành viên OPEC + mà họ cho là đã bày tỏ lo ngại về việc cắt giảm sản lượng. "Tôi chỉ đảm bảo với bạn rằng, có nhiều hơn một thành viên OPEC + đã bày tỏ và chia sẻ những lo ngại đó với chúng tôi", phía Mỹ cho biết.

Hôm 11/10, Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ có "hậu quả" đối với việc cắt giảm sản lượng dầu của Ả Rập Xê-út. 

Các nhà lập pháp Mỹ đã thúc giục cắt giảm bán thiết bị quân sự cho Ả Rập Xê-út, nước mua vũ khí hàng đầu của Mỹ, và đang khuyến khích việc thông qua luật chống độc quyền sẽ có hiệu lực sau OPEC.

Phía Ả Rập Xê Út thì bác bỏ cáo buộc về bất kỳ động thái có động cơ chính trị nào đứng đằng sau lệnh cắt giảm này".

"Trước tiên, Chính phủ Vương quốc Ả Rập Xê-út muốn bác bỏ những tuyên bố không dựa trên thực tế và dựa trên việc mô tả quyết định của OPEC + ra khỏi bối cảnh kinh tế thuần túy. Quyết định này đã được tất cả các quốc gia thành viên của nhóm OPEC + nhất trí thực hiện", thông cáo của chính phủ Ả Rập Xê Út nêu rõ.

"Vương quốc khẳng định rằng kết quả của các cuộc họp OPEC + được thực thi thông qua sự đồng thuận giữa các quốc gia thành viên và chúng không dựa trên quyết định đơn phương của một quốc gia duy nhất. Những kết quả này hoàn toàn dựa trên những cân nhắc kinh tế có tính đến việc duy trì cân bằng cung và cầu trên thị trường dầu mỏ", theo thông cáo của chính phủ Ả Rập Xê Út.

Nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ 'bất ổn gia tăng và thách thức gia tăng'. Ảnh: @AFP.

Nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ "bất ổn và thách thức gia tăng". Ảnh: @AFP

Cơ quan Năng lượng Quốc tế  (IEA) cảnh báo về nền kinh tế thế giới suy thoái

Hôm 13/10, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết rằng, động thái cắt giảm sản lượng dầu của OPEC + có thể khiến nhu cầu xấu đi, đồng thời cho rằng "giá dầu cao hơn có thể chứng minh điểm đến hạn cho một nền kinh tế toàn cầu đang trên bờ vực suy thoái. Việc cắt giảm "bất kể lập luận của họ là gì, rõ ràng nó đang, đã và sẽ tiếp tục gây hại cho các nước thu nhập thấp và trung bình vốn đang vật lộn để theo kịp nhu cầu về năng lượng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế  (IEA) cảnh báo OPEC + có thể đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái. Ảnh: @AFP.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo về nền kinh tế thế giới suy thoái. Ảnh: @AFP

 Dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm tới bị cắt giảm tới hơn 20%

Cơ quan có trụ sở tại Paris cho biết trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng: "Với áp lực lạm phát không ngừng và việc tăng lãi suất, giá dầu cao hơn có thể chứng minh điểm tới hạn cho một nền kinh tế toàn cầu đang trên bờ vực suy thoái".

IEA đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm tới hơn 20%, với lý do tiếp tục hạ thấp kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu từ các tổ chức lớn. Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết đối với nhiều người, năm 2023 sẽ "giống như một cuộc suy thoái", khi quỹ cắt giảm dự báo mức tăng trưởng GDP xuống chỉ còn 2,7% so với dự đoán trước đó cao hơn một chút là 3,2%.

Việc cắt giảm lớn nguồn cung dầu của OPEC + làm tăng rủi ro về an ninh năng lượng trên toàn thế giới. Ảnh: @AFP.

Việc cắt giảm lớn nguồn cung dầu của OPEC + làm tăng rủi ro về an ninh năng lượng trên toàn thế giới. Ảnh: @AFP

Việc cắt giảm lớn nguồn cung dầu của OPEC + làm tăng rủi ro về an ninh năng lượng trên toàn thế giới

Mặc dù nhu cầu tăng trưởng yếu hơn nhiều, việc cắt giảm nguồn cung của Ả Rập Xê Út và các nhà sản xuất dầu lớn khác được cho là sẽ làm giảm mạnh nguồn dự trữ dầu toàn cầu, và khiến giá tăng cao khó kiểm soát. IEA cho biết: "Việc cắt giảm lớn nguồn cung dầu của OPEC + làm tăng rủi ro về an ninh năng lượng trên toàn thế giới".


Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem