Nhật Bản: Loài trúc ra hoa sau hơn 1 thế kỷ

Thứ năm, ngày 14/09/2023 06:00 AM (GMT+7)
Các nhà khoa học hiện vẫn không biết trúc henon tái sinh bằng cách nào.
Bình luận 0

Theo Cosmos, một sự kiện thiên nhiên đầy kỳ diệu mới đây đã diễn ra, loài trúc Phyllostachys nigra, thường được gọi là trúc henon, đã nở hoa lần đầu tiên sau 120 năm tại Nhật Bản. Sự kiện này, dự kiến diễn ra vào năm 2028, đang gây nhiều lo ngại về tác động tiềm tàng lên hệ sinh thái và nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc.

Loài trúc Nhật Bản ra hoa sau hơn 1 thế kỷ

Trúc henon, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được trồng và du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ 9. Được biết đến như một trong những giống trúc phổ biến nhất ở Nhật Bản, các rừng trúc của loài này chiếm khoảng 1700 km² diện tích. 

Nhật Bản: Loài trúc ra hoa sau hơn 1 thế kỷ - Ảnh 1.

Các nhà khoa học hiện vẫn không biết trúc henon tái sinh bằng cách nào. Ảnh: LS.

Điều đặc biệt là tất cả các loài trúc henon đều là "monocarpic", nghĩa là chúng chỉ nở hoa một lần trong đời rồi sau đó tàn lụi. Một số loài trúc nở hoa sau vài năm, trong khi nhiều loài khác sống hàng chục năm trước khi trải qua sự kiện này. Tuy nhiên, đặc biệt hơn hết, trúc henon đã chờ đợi 120 năm trước khi nở hoa lần cuối vào năm 1908.

Một cuộc nghiên cứu tại Đại học Hiroshima đã phát hiện một số quần thể trúc henon nở hoa sớm vào năm 2020 và đã tiến hành quan sát cẩn thận. Mặc dù cây trúc này đã tạo ra hạt, nhưng không có hạt nảy mầm thành cây trúc mới. Điều này được hiểu rằng trúc henon gặp khó khăn trong việc tái sinh sau khi nở hoa. Trước đó, trúc henon đã tồn tại trong vòng hơn 1.000 năm tại Nhật Bản sau khi được du nhập từ Trung Quốc.

Nhóm chuyên gia nhận thấy nhiều mẫu vật đang ra hoa không chứa bất kỳ hạt giống nào. Thông qua quan sát, họ cũng nhận thấy không có đốt mới phát triển từ hệ thống rễ của những cây đã ra hoa, chứng tỏ sinh sản vô tính bị hạn chế. Điều này có nghĩa nhiều rừng trúc rậm rạp có thể rất khó tái tạo. Sau khi biến mất, chúng có thể bị thay thế bằng đồng cỏ.

Các nhà nghiên cứu đã đề xuất giả thuyết về cách trúc có thể tái sinh dưới lòng đấy. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu hiện vẫn không chắc chắn về cách thức tái sinh của trúc henon. Tuy nhiên, theo giả thiết kể trên, quá trình tái sinh có thể kéo dài nhiều năm, dẫn tới mất sinh khối lớn trong thời gian chuyển tiếp giữa hai chu kỳ ra hoa. Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho các ngành công nghiệp địa phương dùng trúc làm vật liệu mà còn dẫn tới nhiều vấn đề môi trường như xói mòn và sạt lở đất.

Mặc dù có nhiều lo ngại, nhưng sự kiện nở hoa của trúc henon có thể mang lại cơ hội cho việc nghiên cứu và quản lý tốt hơn của loài cây này. Nó cũng đặt ra câu hỏi về cách Nhật Bản có thể thích nghi với sự thay đổi mạnh mẽ trong cảnh quan thảm thực vật và độ che phủ đất.

Trọng Hà (Cosmos)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem