Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo đó, Nhật Bản sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, bao gồm các hạn chế đối với xuất khẩu chip, Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố hôm qua 25/2. Thông báo này cũng được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin mở cuộc tấn công trên bộ và trên không vào hôm 24/2, với những trận đánh chết người ở ngoại ô Kyiv.
Thủ tướng Fumio Kishida có lập trường rõ ràng và thẳn thắng nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo: "Cuộc tấn công Ukraine của Nga là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến trật tự quốc tế, không chỉ bao gồm châu Âu mà còn cả châu Á". Ông khẳng định, Nga đã phát động một cuộc tấn công lớn vào Ukraine, những nỗ lực của Nga nhằm "thay đổi hiện trạng thế giới bằng vũ lực", và dĩ nhiên điều này đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt, không riêng gì nước Nhật.
Các biện pháp trừng phạt mới chống lại các cá nhân và tổ chức Nga mà Kishida công bố bao gồm đóng băng tài sản và tạm dừng cấp thị thực, cộng với các biện pháp trừng phạt tài chính bao gồm cả việc đóng băng tài sản nhắm vào các tổ chức tài chính của Nga tại quốc gia này.
Hiện tại, Kishida không nêu chi tiết quy mô của các lệnh trừng phạt hoặc những cá nhân và tổ chức nào sẽ bị nhắm mục tiêu, nhưng giới truyền thông địa phương cho biết, Ngân hàng Rossiya, Promsvyazbank và ngân hàng phát triển kinh tế VEB của Nga sẽ bị nằm trong tầm ngắm lần này của Chính phủ Nhật Bản.
Không chỉ dừng tại đó, Nhật Bản cũng sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu sang các tổ chức liên quan đến quân sự của Nga, các mặt hàng nằm trong danh sách hạn chế dựa trên các thỏa thuận quốc tế, và hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn và các sản phẩm đa năng khác sang cho Nga.
Thông báo này cũng được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo của Nhóm bảy nền kinh tế lớn (G7) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp qua cầu truyền hình vào hôm 24/2 để đáp trả cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Trong một tuyên bố chung, nhóm này chỉ trích cuộc xâm lược là "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế" và cho biết, Nga sẽ phải đối mặt với "các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính nghiêm trọng và có thể bị trừng phạt phối hợp".
Kishida cho biết các biện pháp trừng phạt được xác định sau khi Nhật Bản trao đổi chặt chẽ thông tin với Mỹ, các quốc gia EU và các nước G7 khác. Ông Kishida nói: "Chúng ta có thể thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng quốc tế".
Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các linh kiện quan trọng, mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết "biện pháp trừng phạt này trước mắt sẽ cắt bỏ hơn một nửa lượng xuất khẩu công nghệ cao vào Nga".
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: "Các biện pháp hạn chế, trừng phạt đầu tiên trên toàn nước Nga đó là cắt giảm xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao sang Nga. Điều này bao gồm "xuất khẩu công nghệ quan trọng, nhạy cảm, chủ yếu nhắm vào các lĩnh vực quốc phòng, hàng không và hàng hải của Nga, dĩ nhiên điều này sẽ cắt đứt khả năng Nga được tiếp cận công nghệ tiên tiến của Mỹ".
"Chúng tôi sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Nga trong một nền kinh tế công nghệ cao của thế kỷ 21", ông Biden tuyên bố khi nói về cuộc tấn công vô cớ và phi lý của Nga vào Ukraine.
"Điều này cũng bao gồm các hạn chế xuất khẩu sang nước Nga đối với chất bán dẫn, viễn thông, bảo mật mã hóa, laser, cảm biến, điều hướng, điện tử hàng không và công nghệ hàng hải. Những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt và kéo dài này sẽ cắt đứt khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của Nga", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
Ông Biden còn nói, Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ và là thành viên của Nhóm G7, nhóm đã tổ chức các cuộc đàm phán ảo xuyên đêm, và đồng ý "tiến tới các gói trừng phạt tàn khốc và các biện pháp kinh tế khác để buộc Nga phải chịu trách nhiệm". Phía Nhà Trắng còn cho biết, Liên minh châu Âu, Australia, Nhật Bản, Canada, New Zealand và Vương quốc Anh đã "thông báo về kế hoạch của họ về các hành động song song tương tự".
Sau khi thông qua một loạt các biện pháp trừng phạt đầu tiên, các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu EU đã gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào ngày hôm qua 25/2, và nhất trí về gói trừng phạt thứ hai nhằm tác động đến nền kinh tế Nga vì cuộc xâm lược Ukraine. Được công bố vào ngày hôm qua 25/2, "gói các biện pháp trừng phạt lớn và có mục tiêu" này được xây dựng dựa trên năm trụ cột:
1. Lĩnh vực tài chính
2. Lĩnh vực năng lượng và giao thông
3. Lệnh cấm xuất khẩu phụ tùng máy bay
4. Tiếp cận công nghệ
5. Chính sách thị thực
Và 27 nước thành viên của khối liên minh thực sự đã đồng ý hạn chế việc Nga tiếp cận công nghệ quan trọng của khu vực này. Các tuyên bố vẫn ngắn gọn, chưa được nêu chi tiết hoặc có giải thích gì thêm. Trước thông tin này, Đại sứ Nga tại Tokyo vừa cho biết: "các biện pháp này sẽ phản tác dụng" và các nước sẽ phải đối mặt với "phản ứng nghiêm túc" từ phía Moscow, mà vị Đại sứ này không đưa ra thông tin chi tiết nào cả. Đồng thời, ông mô tả các lệnh trừng phạt này được thúc đẩy bởi "những lời đồn đoán thực sự vô căn cứ".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.