Nhiều chùa Khmer đang... chờ sập

Huỳnh Xây Thứ tư, ngày 10/09/2014 07:33 AM (GMT+7)
Thời gian qua, nhiều địa phương vùng ĐBSCL và các bộ, ngành liên quan rất quan tâm công tác trùng tu, bảo tồn các di tích chùa Khmer, khiến các phật tử vô cùng phấn khởi. Song  vì nhiều nguyên nhân, hiện vẫn còn nhiều chùa (thuộc di tích lịch sử cách mạng - LSCM) xuống cấp trầm trọng.
Bình luận 0

Thiếu vốn tu tạo

Theo thống kê của UBND tỉnh Vĩnh Long, toàn tỉnh hiện có 13 chùa Khmer, trong đó có 5 chùa đã được xếp hạng di tích LSCM cấp tỉnh. Thế nhưng, một số hạng mục của các di tích như: Chùa Gò Xoài (ấp Mỹ Bình, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn), chùa Ba Phố (ấp Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình), chùa Tòa Sen (ấp Hóa Thành, xã Đông Thành, huyện Bình Minh)… đang xuống cấp nghiêm trọng, cần đầu tư cấp thiết với tổng kinh phí ước tính 2,9 tỷ đồng.

Sư Thạch Sa Rốt - quyền trụ trì chùa Gò Xoài thông tin với chúng tôi: “Chùa được công nhận di tích LSCM cấp tỉnh vào năm 2006. Đến nay, giảng đường đã xuống cấp trầm trọng. Chúng tôi chỉ đi qua đi lại trong giảng đường khi có việc thật sự cần thiết chứ không dám ngồi vì không biết nó sập bất cứ lúc nào”.

Còn theo Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh (1 trong 2 địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer nhất vùng ĐBSCL) thì ngân sách địa phương còn rất hạn chế, chưa huy động được từ các nguồn vốn xã hội hóa nên chưa đáp ứng được yêu cầu bức xúc trong công tác trùng tu, sửa chữa các di tích đã xếp hạng. Hiện tỉnh còn 2 di tích LSCM xuống cấp là chùa Teakhinasakor Ta Lôn (Cái Cối) nằm trên địa bàn xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, và chùa Py-Sey Va - Ra-Ram (Ba Si) thuộc địa bàn xã Phương Thạnh, huyện Càng Long. Ngoài ra, tỉnh còn có đến 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh nhưng chưa có nguồn vốn để tu bổ, tôn tạo.

Gian nan bảo tồn



Ông Thạch Mu Ni
   
Hiện nay, người Khmer rất mong muốn được trùng tu các di tích cách mạng. Nguyện vọng chính đáng này nhằm giáo dục cho con cháu về truyền thống cách mạng của cha ông, ghi nhận những đóng góp của nhà chùa đối với cách mạng.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài các di tích đã được công nhận, hiện nay vẫn còn tình trạng chùa Khmer có đóng góp với cách mạng nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận di tích, không đầu tư trùng tu, bảo tồn. Mới đây, các địa phương vùng ĐBSCL có người Khmer sinh sống đã có văn bản gửi đến Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, yêu cầu được hỗ trợ kinh phí.

 

Ông Thạch Mu Ni - Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo (Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) cho biết: Ngoài vấn đề thiếu vốn, thì phần lớn nhà chùa và lãnh đạo các địa phương chưa phân định rõ khu vực di tích để Nhà nước ưu tiên vốn trùng tu sửa chữa và khu vực không phải di tích để nhà chùa tự vận động các phật tử đóng góp xây dựng. Bởi trong chùa có nhiều khu vực: Chánh điện, giảng đường, sa la, tăng xá, hầm bí mật… và chỉ có một hay vài khu vực là di tích, không phải toàn ngôi chùa là di tích. Vì vậy, nhà chùa không dám tự đầu tư sửa chữa, chính quyền địa phương không dám mạnh dạn bỏ vốn.

“Vì vậy đề nghị Trung ương tăng cường nguồn lực giúp các địa phương đầu tư vào di tích chùa Khmer. Lãnh đạo các địa phương cần tập trung hỗ trợ trùng tu các di tích LSCM thay vì chỉ tập trung cho di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong một ngôi chùa di tích, địa phương phải phân định rõ, phần nào cần sửa chữa, tu bổ bằng ngân sách nhà nước, phần nào nhà chùa tự vận động đầu tư.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem