Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cần nhiều thời gian
Con số 1.335 cá thể voọc chà vá chân nâu đang sinh sống ở Sơn Trà được một tổ chức công bố vào hôm qua (22.5) không những khiến nhiều người bất ngờ mà còn gây ra ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với PV Dân Việt xung quanh vấn đề này, chuyên gia linh trưởng Vũ Ngọc Thành - Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) kiêm Giám đốc Quỹ Bảo tồn Voọc vá (Douc Langur Foundation, Hoa Kỳ) tại Việt Nam cho rằng, phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu, kiểm đếm mới có thể kết luận được con số tương đối chính xác cá thể vọoc chà vá chân nâu ở Sơn Trà.
Số cá thể voọc chà vá chân nâu Đà Nẵng mới được công bố đang gây tranh cãi (Ảnh: Lê Phước Chín)
Với con số 1.335 cá thể voọc chá vá chân nâu Sơn Trà mới được tổ chức GreenViet công bố, ông Vũ Ngọc Thành cho rằng, con số này quá ấn tượng.
“Tuy nhiên, nếu đúng như vậy thì cần phải có kế hoạch trồng thêm cây thức ăn cho voọc hoặc có những hành động khác để bảo tồn quần thể voọc số lượng lớn như thế này”, ông Thành nói.
Ông Vũ Ngọc Thành là một trong những chuyên gia hàng đầu Việt Nam về nghiên cứu loài linh trưởng. Ông được trao giải thưởng về Bảo tồn của Hội linh trưởng quốc tế (IPS-International Primatological Society) và đồng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ… |
Theo ông Thành, nghiên cứu về voọc mất rất nhiều thời gian. Tổ chức GreenViet mới nghiên cứu mà đưa ra con số kiểm đếm thì độ chính xác phải xem lại, xem tổ chức nào thực hiện công tác kiểm đếm, cán bộ kiểm đếm là những ai.
Ông Thành cho biết, có 2 cách để kiểm đếm voọc, trước nhất là kiểm đếm trên diện tích nào đó rồi nhân ra diện tích rộng hơn hoặc kiểm đếm trực tiếp rồi cộng lại.
“Cả 2 phương pháp trên đều cần thời gian dài, bởi nếu muốn tiếp cận voọc thì phải đi theo mùa hoặc tìm ra nguồn thức ăn của nó. Bên cạnh đó, cán bộ kiểm đếm cần có kinh nghiệm về nghiên cứu linh trưởng. Cái này ở Đà Nẵng không phải ai cũng đáp ứng được” - ông Thành khẳng định.
Nghiên cứu lâu ra số thấp
Vị Giám đốc quỹ bảo tồn Voọc vá của Mỹ phân tích thêm, cả 2 phương pháp kiểm đếm voọc đều phải dựa vào ranh giới nơi ở của từng đàn, mà ranh giới nơi ở của voọc Sơn Trà thì chưa có cơ quan nào có điều kiện nghiên cứu. Việt Nam đang hạn chế về cán bộ nghiên cứu do thời gian, phương tiện và kinh phí... rất lớn.
Bán đảo Sơn Trà nơi có loài voọc quý hiếm sinh sống (Ảnh: Đình Thiên)
“Nếu không xác định được ranh giới nơi ở của voọc, rất có thể đàn voọc khi di chuyển đến địa điểm khác (để ăn, ngủ hoặc buộc phải di chuyển do tác động của con người) thì dễ bị đếm lại lần nữa. Hơn nữa đây là loài động vật khi đi ăn thường đi cả đàn lớn” - ông Thành nhấn mạnh.
Ông Thành cho biết thêm, tổ chức do ông đại diện đã nghiên cứu về voọc Sơn Trà 11 năm (2006 đến nay) cả về số lượng, giám sát, phân bổ, cứu hộ, khu hệ thực vật và sinh thái thức ăn của chúng. Những nghiên cứu này được phép của Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng.
“Chúng tôi dự định trong quý II năm 2017 sẽ phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP.Đà Nẵng tổ chức hội thảo để công bố các nghiên cứu. Những nghiên cứu này đã được trình bày ở các hội nghị khoa học quốc tế, đến nay chưa có báo cáo chính thức với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, số cá thể voọc mà chúng tôi kiểm đếm được qua 11 năm nghiên cứu ở Sơn Trà thì thấp hơn rất nhiều số liệu mới được công bố của trung tâm GreenViet” - chuyên gia này khẳng định.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.