Ngày 22.10, Công an Hà Nội có thông báo ban đầu về nguyên nhân mất tích của chị Lê Thị Thanh
Huyền (39 tuổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo đó, khuya 19.10, trên đường đi xem phim về, anh Vũ Văn Tuấn phát hiện bên vệ đường có chiếc
xe Lead màu đen đổ nghiêng, chìa khóa ổ điện còn cắm cùng một số giấy tờ mang tên Lê Thị Thanh
Huyền. Từ số điện thoại gọi nhỡ, anh Tuấn liên lạc được với người thân của chủ chiếc máy. Theo gia
đình, tối đó, không thấy Huyền về nhiều người thân đi tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Qua lời khai của người thân cùng một số hóa đơn chứng từ, cảnh sát xác định chị Huyền có đến
thẩm mỹ viện Cát Tường ở đường Giải Phóng để nâng ngực và hút mỡ bụng. Tại đây, bác sĩ Nguyễn Mạnh
Tường (bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, giám đốc trung tâm thẩm mỹ) cùng 3 nữ y tá làm ở đây làm các thủ
tục gây mê, hút mỡ ở bụng, nâng ngực.
Ngày 19.10, sau khi làm xong, chị Huyền có biểu hiện sùi bọt mép, mặt tím tái, khó bắt mạch. Bác
sĩ Tường có tiêm thuốc trợ tim nhưng nạn nhân đã chết lâm sàng. Phát hiện vụ việc, giám đốc trung
tâm thẩm mỹ cho một số nhân viên về sớm, chở đồ đạc cùng nhiều giấy tờ hòng che mắt cơ quan chức
năng. Tối đó, bác sĩ Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quốc Khánh khiêng xác nạn nhân ra xe ôtô riêng
lòng vòng chở qua nhiều khu vực. Đến cầu Thanh Trì, Tường cùng nhân viên Đào Quang Khánh đã ném xác
người phụ nữ này xuống sông Hồng để phi tang. Sáng 22.10, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bị bắt tại khu vực bệnh viện Bạch Mai. Nhà chức trách tổ
chức khám xét cơ sở để xảy ra vụ chết người ngay sau đó. Chiều cùng ngày, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường
được đưa đến cầu Thanh Trì để thực nghiệm hiện trường.
Ngoài bác sĩ Tường, cơ quan điều tra cũng đã triệu tập Đào Quang Khánh (bảo vệ thẩm mỹ viện) và
15 nhân viên thẩm mỹ viện để làm rõ hành vi của những người có liên quan. Thời điểm này, cơ quan
điều tra đang tiếp tục phối hợp với công an các tỉnh thành Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam
Định, Hải Phòng, Quảng Ninh tổ chức rà soát, truy tìm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền.
Từ lời khai của nghi phạm Tường và Khánh, Phòng cảnh sát đường thủy (Công an Hà Nội) đã được huy
động vào tìm kiếm xác nạn nhân xấu số. Bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám
đốc công an Hà Nội cho biết cơ quan công an quyết tâm là phải tìm thấy. Ông cho hay, theo khoa học
kỹ thuật hình sự thế giới, một người bị chết đuối dưới nước thường thì 5-7 ngày là nổi, tùy thuộc
thời tiết nóng hay lạnh. Còn nếu chết từ trên bờ rồi vứt xuống nước thì 18 đến 25 ngày mới nổi,
theo khoa học hình sự thế giới tổng kết và thực tiễn tại Việt Nam. Người đứng đầu ngành công an Hà Nội quả quyết chưa bao giờ có vụ nào mà cơ quan công an không
tìm được xác.
Ngoài cơ quan chức năng tổ chức tìm kiếm, gia đình nạn nhân cũng nhiều ngày túc trực ở khu vực
cầu Thanh Trì với hi vọng tìm được thi thể chị Huyền. Thời điểm này, nhiều người tự xưng là nhà
ngoại cảm cũng xuất hiện chỉ những nơi được cho là xác chị Huyền đang chìm dưới đó nhưng không có
kết quả.
Gần một tháng với nhiều nỗ lực nhưng xác chị Huyền vẫn chưa thấy.
Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng phòng cảnh sát đường thủy (Công an Hà Nội) cho biết lực
lượng này quyết không "đầu hàng", công tác tìm kiếm vẫn tiếp tục cho đến khi nào thấy xác mới
thôi.
Nói về vụ án, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội bức xúc nói: "Tôi đề
nghị quy trách nhiệm cụ thể. Nếu Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thường xuyên chỉ đạo thanh tra, kiểm tra
bằng văn bản chứ không phải bằng miệng với tất cả các cơ sở y tế thì qua thanh tra, kiểm tra đã
thấy gì? Còn bộ phận thanh tra y tế, đã làm rồi thì có phát hiện ra không?".
Suốt nhiều ngày qua, bất có có manh mối nào nhận được, gia đình chị
Huyền đều đến kiểm tra thông tin. Khi các thợ lặn tìm kiếm không có kết quả, ông Phạm Đức Quang
(cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân Huyền) cho biết gia đình đã đổi hướng tìm kiếm
trên cạn.
UBND Hà Nội cho rằng đây là vụ việc mang tính chất cá biệt, bất ngờ, bất thường, vi phạm nghiêm
trọng pháp luật trong lĩnh vực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài công lập; gây dư luận xấu, ảnh
hưởng tới uy tín của ngành y tế. Trung tuần tháng 11, UBND Hà Nội đã có báo cáo Chính phủ việc kiểm
điểm xử lý trách nhiệm liên quan đến sai phạm tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội).
Liên quan đến vụ án, đến nay Phòng Cảnh sát hình sự (Công an Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố bị
can, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, ở Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về các hành vi: Vi
phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch
vụ y tế khác và hành vi Xâm phạm thi thể. Cơ quan điều tra cũng khởi tố và bắt tạm giam đồng phạm
của bị can Tường là Đào Quang Khánh (17 tuổi, nhân viên bảo vệ Thẩm mỹ viện Cát Tường) về hành vi
Xâm phạm thi thể. Đến nay, công an Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận choluật sư Vũ Gia Trưởng và luật sư Phạm
Hương Giang bảo vệ quyền lợi ích và hợp pháp cho bị hại Lê Thị Thanh Huyền. Luật sư Nguyễn Anh Thơm
bào chữa cho Đào Quốc Khánh - nhân viên bảo vệ thẩm mỹ Cát Tường.
Với tư cách luật sư bảo vệ cho bị hại, luật sư Trưởng cho rằng vụ án hiện nay còn rất
nhiều nghi vấn và cần được làm sáng tỏ. Lời khai của bị can Tường mới chỉ là một trong nhiều giả
thiết có thể xảy ra. Lời khai đó chưa hẳn đã hoàn toàn đáng tin cậy, có thể dùng để nhằm che dấu
một tội ác nguy hiểm hơn… Đến chiều ngày 17.11, cơ quan cảnh sát điều tra, công an Hà Nội đưa Đào Quang Khánh (17 tuổi)
tới khu vực cầu Thanh Trì, nơi bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường khai đã ném xác chị Huyền xuống để phi tang
để dựng lại hiện trường. Luật sư bảo vệ cho Khánh nhìn nhận việc Khánh có tham gia ném xác là có và
việc bác sĩ Tường ném xác xuống cầu Thanh Trì là hoàn toàn đúng sự thật chứ không có chuyện phi
tang xác ở một nơi khác. Lời khai tại cơ quan điều tra và buổi dựng hiện trường đều khớp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.