Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh ngày 15.9.1948. Ông sinh ra ở miền Nam, quê ở miền Trung và gắn bó một thời tuổi trẻ ở Hà Nội.
Năm 6 tuổi, ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc, tốt nghiệp Nhạc viện Bình Nhưỡng, Triều Tiên khi mới 23 tuổi. Trở về nước, ông đảm nhận vai trò chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam II từ năm 1971 tới 1975.
Sau đó, ông vào sống tại TP. HCM và là một trong những người có công xây dựng Dàn nhạc nhẹ Đài truyền hình TP. HCM. Ông cũng từng chỉ huy hợp xướng và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Bông Sen trước khi công tác tại Hội Âm nhạc TP.HCM.
Bức ảnh kỷ niệm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nhạc sĩ Thanh Tùng được chụp vào năm 1993.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sĩ Thanh Tùng nhận được nhiều lời gợi ý từ nhạc sĩ họ Trịnh. Có lần, ông khiến một người đẹp giận dỗi nên đành lấy giấy bút ra viết: "Nếu anh nói anh vẫn chưa yêu là thực ra anh đang dối lòng. Còn anh nói đã trót yêu em rồi là thực ra anh đang dối anh"...
Ông liền gọi điện cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào lúc 2 giờ sáng và nhận được lời gợi ý tiêu đề: "Đêm hôm đánh thức người khác, không ngủ được thì đặt luôn bài hát đó là "Trái tim không ngủ yên" đi!"...
Người ta nói Thanh Tùng là một vị nhạc sĩ tài hoa và rất chung thủy. Có rất nhiều người đẹp trong danh sách "bóng hồng âm nhạc" của ông, dẫu vậy ông chỉ yêu duy nhất một người vợ. Ông cũng có niềm đam mê với chiếc xế cổ quen thuộc theo ông trong hành trình tuổi trẻ.
Hình ảnh người vợ quá cố đã sớm đi trước ông hàng chục năm về trước. Trong liveshow của Thanh Tùng luôn có những tình khúc ông viết về vợ với cảm xúc vừa cô đơn vừa da diết.
Vừa là nhạc sĩ vừa là doanh nhân nên Thanh Tùng khiến nhiều cô gái theo đuổi. Với bạn bè, ông cho đi rất nhiều nên cũng nhận được nhiều giúp đỡ.
Ông luôn giữ cho mình phong cách chải chuốt dù mang trong mình trọng bệnh suốt 8 năm. Đằng sau vẻ lãng tử ấy luôn ẩn chứa niềm vui sống, vì có lần ông tự nhận: "Tôi có một trái tim của gã trai 18 tuổi".
Hình ảnh nhạc sĩ Thanh Tùng bên cạnh diễn viên Hồng Minh và con trai ông. Tuổi đã cao, trọng bệnh nhưng ông luôn giữ cho mình phong cách ăn vận tươm tất, lịch sự với áo sơ mi và mũ đội đầu.
Sau khi người vợ gắn bó với ông 18 năm vội vã sang bên kia cuộc đời, nhạc sĩ Thanh Tùng một mình chăm sóc cho ba người con trưởng thành như chính tên những loài cây Bách, Thông, Bạch Dương ông đã đặt cho các con.
Ca sĩ Mỹ Dung và người thầy Thanh Tùng trên sân khấu từ năm 2008. Khi hay tin ông qua đời, Mỹ Dung xúc động nhớ về công ơn người thầy cao cả. "Còn bao nhiêu điều dang dở con còn chưa kịp làm để báo cáo với thầy.. Con mong thầy tha thứ" - Mỹ Dung viết trên trang cá nhân. Cô không thể quên được những giai từ đẹp đến ám ảnh, đặc biệt là ca khúc "Hoa cúc vàng" - một trong những sáng tác cuối cùng của nhạc sĩ Thanh Tùng - được giao cho cô học trò yêu quý.
Một hình ảnh Thanh Tùng với áo sơ mi phá cách, có những hình in lạ lẫm và khuyên tai rất lãng tử. Ông vẫn luôn tận tình hướng dẫn các ca sĩ trẻ trong mỗi dịp tổ chức liveshow.
Nhạc sĩ Thanh Tùng trong buổi tập luyện chuẩn bị cho đêm diễn vào ngày 08.12.2015. Đó là lần ông tổ chức một liveshow duy nhất khi trở lại Hà Nội, đêm nhạc mang tên Ngôi sao cô đơn.
Vị nhạc sĩ "Lối cũ ta về" đã nói như thế về chính mình, một con người luôn sống trong tình yêu để sáng tác nên những bản tình ca bất hủ.
Năm 2008, sau trận tai biến bất ngờ, nhạc sĩ Thanh Tùng không đi lại được nữa. Sau nhiều năm chữa bệnh, ông đã vĩnh viễn ra đi, để lại nhiều tiếc thương cho người thân, bạn bè và các thế hệ trẻ yêu mến ông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.