Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Phạm Đàm Tuyết Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, mạng xã hội phát triển như hiện nay giúp ích cho mọi người đặc biệt là học sinh có thể tìm hiểu nhiều kiến thức, thông bổ ích. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trước việc một số hội nhóm thường xuyên chia sẻ những thông tin tiêu cực, muốn tự tử, thậm chí rủ nhau tìm cách kết thúc cuộc đời sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận nhỏ lứa tuổi vị thành niên khi các em chưa trang bị đủ kiến thức. Điều này nếu không được ngăn chặn sẽ có thể gây nguy hại cho nhiều người.
"Trước những hội nhóm độc hại như vậy chúng tôi rất lo ngại. Ở tuổi vị thành niên các con chưa có bản lĩnh, chưa hiểu biết hết về quy định của pháp luật. Chính vì vậy vai trò của bố mẹ, xã hội, nhà trường rất quan trọng, phải phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở giáo dục các con. Việc các con suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc như vậy rất nguy hiểm. Nhiều khi đến chính các thầy cô khi đọc thông tin cũng hoảng, các em còn trẻ chưa đủ bản lĩnh nên phải giáo dục nhiều", bà Hoa bày tỏ.
Theo bà Hoa, nhà trường vẫn tuyên truyền học sinh loại bỏ những thông tin xấu, tiêu cực thông qua nhiều hình thức khác nhau như qua văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, sử dụng chương trình sân khấu hoá để giáo dục học sinh trong các giờ sinh hoạt tập thể như chào cờ, sinh hoạt lớp… Đó cũng chính là hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của học sinh.
"Các thầy cô chính là những tuyên truyền viên, bên cạnh đó có một số thầy cô trong ban truyền thông và ban tư vấn tâm lý học đường. Chúng tôi thường xuyên lắng nghe những tâm tư của học sinh mà mình nhận thấy trong việc quan sát hàng ngày khi giảng dạy trên lớp. Các thầy cô thấy các con có những biểu hiện buồn, trầm tư, khác thường so với mọi ngày sẽ nói chuyện, tư vấn cho các con. Thời điểm này nhà trường cũng làm một số hoạt động tuyên truyền như vậy và có sự phối hợp với phụ huynh học sinh", bà Hoa nói.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Phan Thị Thục Hạnh, Hiệu trưởng trường THCS Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, với nhà trường công tác giáo dục học sinh qua việc tiếp nhận thông tin trên mạng xã hội được phổ biến rất rộng rãi.
"Hàng tháng chúng tôi thường xuyên nhắc học sinh trong việc sử dụng điện thoại, phòng chống thông tin tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội. Những hội nhóm xúi giục người khác tự tử là vô cùng nguy hiểm. Cùng với đó nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với cơ quan công an thanh phố nhằm nhắc nhở, tuyên truyền các em tránh những thông tin không tốt trên mạng, ảnh hưởng của mạng xã hội tới tâm sinh lý sức khoẻ học sinh", bà Hạnh cho hay.
Bên cạnh đó, bà Hạnh thông tin, nhà trường có trung tâm giáo dục học đường. Đây là nơi để học sinh giải toả khó khăn về đời sống, tinh thần khi các em ở lứa tuổi mới lớn.
"Trung tâm giáo dục học đường giúp cho các em học sinh có cách xử trí khi gặp tình huống mà bản thân ít va vấp còn lúng túng, đặc biệt có hoạt động để các em tự tuyên truyền như phòng chống thuốc lá điện tử, chứng kiến việc gì trên mạng chưa tốt, xử lý ra sao? Có bạn nào tiếp nhận thông tin trên mạng ảnh hưởng, gây sang chấn tâm lý thì các em có thể kể, chia sẻ. Từ đó, cô giáo sẽ đưa ra những cách giải quyết", bà Hạnh nêu rõ.
Hiệu trưởng Trường THCS Phương Mai cho hay, tại trường, từ tiết 1 tới tiết 5 học sinh không được sử dụng điện thoại, chỉ sử dụng khi giáo viên cho phép. "Cuối tuần tới này nhà trường tiếp tục phối hợp cùng công an quận và thành phố tuyên truyền cho học sinh về phòng chống tin xấu độc trên không gian mạng. Bên cạnh đó cũng nhắn nhủ gia đình hãy luôn quan tâm các con khi ở nhà", bà Hạnh nói thêm.
Về vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, hội nhóm xúi giục, khuyến khích người khác tự tử trên mạng xã hội không phải mới. Trước đây, từng có nhiều trò chơi có tên gọi "Thử thách cá voi xanh" đã xuất hiện ở Việt Nam khiến nhiều người không khỏi lo ngại, bởi nó có thể ảnh hưởng tới tâm lý, thậm chí cả tính mạng người chơi hay thử thách Momo (Momo challenge) với hình ảnh phản cảm, hướng dẫn người dùng cách tự làm hại bản thân, hoặc dọa nạt giết trẻ em trong đêm...
"Việc có nhiều hội nhóm tiêu cực này xuất phát từ một số người lập ra có suy nghĩ lệch lạc về đạo đức. Có trường hợp khi bị cơ quan công an bắt được hỏi cung thì khai đã muốn chết. Họ lập ra với ý định để thanh lọc cho xã hội bớt đi những duy nghĩ tiêu cực, tăm tối.
Cách thức của những hội nhóm này là hỗ trợ, giải thoát đau khổ hiện tại như mâu thuẫn gia đình, căng thẳng hậu Covid-19, trầm cảm, tiêu cực tuyệt vọng trong cuộc sống đồng thời tăng lên bạo lực học đường, ghét cha mẹ thì có tìm cái chết. Nhiều người buồn chán, tiêu cực tìm đến diễn đàn hòng mong muốn được chia sẻ nhưng lại bị dẫn dắt, thao túng tâm lý, gây tuyệt vọng hướng họ đến những suy nghĩ tìm cái chết…", ông Nam chia sẻ.
Theo ông Nam, khi vào những hội nhóm như vậy nhiều người trẻ bị dẫn dắt, cho rằng "cuộc sống này không có gì tốt đẹp", nếu chết cả cộng đồng hô hào tuyệt vời, thể hiện cho người khác biết mình dũng cảm, thúc đẩy nhiều người rơi vào trầm cảm. Đáng lẽ ra những người ảnh hưởng về mặt tâm lý phải gặp bác sĩ thì lại giấu mình trên không gian mạng để rồi bị một số kẻ xấu kích động, làm theo.
Phó hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục đưa ra một số nguyên nhân đó là nhiều người dành quá nhiều thời gian trên không gian mạng. Nhiều người lệch lạc tư tưởng lập hội nhóm nhằm thanh lọc người chán đời… Khi lan truyền càng có nhiều người trẻ tham gia thì nhóm đó tin mù quáng là mình đang giúp người khác.
"Tôi cho rằng mỗi cá nhân, gia đình cần tăng cường chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người trẻ đang rơi vào trạng thái trầm cảm thì không nên vào những trang mạng tiêu cực. Gia đình đừng để cho trẻ tuyệt vọng. Cha mẹ nếu nghe thấy con thốt ra những từ ngữ 'Con thà chết còn hơn' thì nên tìm cách chia sẻ.
Nếu các bạn trẻ mất cơ hội chia sẻ cảm xúc đau khổ của mình và lên mạng tìm kiếm các hội nhóm nếu gặp nhóm đối tượng lệch lạc không những không khuyên ngăn mà còn làm cho con người suy nghĩ tiêu cực sẽ khiến họ càng tuyệt vọng hơn. Cha mẹ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho con, giải quyết những suy nghĩ của con, dạy trẻ tự điều hoà, kỹ năng giao tiếp hiệu quả", ông Nam chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Nam, cơ quan quản lý nhà nước phải có đội ngũ tiền kiểm, hậu kiểm, loại bỏ những hội nhóm xấu độc, thậm chí cho vào danh sách đỏ. Những hội nhóm tôn chỉ hoạt động sex, bạo lực, tự hại cần phải phát hiện ngay tránh để hậu quả xấu. Cùng với đó tích cực xây dựng có trọng tâm, đường dài, các trung tâm hỗ trợ tâm lý để tư vấn hỗ trợ cho trẻ hay những người bị ảnh hưởng tâm lý, giúp họ vượt qua những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống.
Còn nữa!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.