Tất cả những bài thuốc đã được chính người viết kiểm chứng, bởi đã thực sự chữa khỏi bệnh cho người viết và các đồng đội, hàng xóm. Có bài thuốc mà chính các bác sĩ cũng bó tay không... lý giải nổi, dù biết đầy đủ các loại lá thuốc phối hợp với nhau.
Chỉ với mấy nén hương và chừng vài phút đọc lời quản, miếng thịt vốn gần như đã rách lìa khỏi đùi tôi tự nhiên như có keo dính lại. Gần 20 năm qua tôi vẫn luôn tự hỏi: Quản là gì? Sao Quản “thiêng” thế mà không được nhân rộng?
Những lời nguyền bí ẩn
Đó là chuyện xảy ra với chính tôi vào năm 1997 ở thị xã Sơn La (bây giờ là TP.Sơn La), tỉnh Sơn La. Buổi trưa mùa hè hôm ấy, tôi có việc phải đếns nhà một người quen là anh Trần Văn Hòa ở khu Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La. Nhà này vốn nuôi một con chó rất to, chừng ngót 40kg, da màu đen sẫm, rất dữ tợn. Con chó đã cắn nhiều người nhưng vì gia chủ vốn ở gần nhà xác bệnh viện, rất sợ ma nên cố giữ con chó lại nuôi để “chống lại ma” – như lời giải thích của người nhà ông Hòa.
Ông Cán liếm con dao vừa được nung đỏ trước mặt mọi người. (Ảnh: Kiều Thiện)
Con chó ấy tuy dữ vậy nhưng lại có một đặc tính mà những người quen thân với gia đình này đều biết: Nó rất thích bánh kẹo. Mỗi khi tôi đến đó, nếu có cái kẹo để trong người thì nó luôn vẫy đuôi chào đón, lấy đầu mở cửa đưa khách vào nhà rồi nằm phủ phục ngay dưới chân để chờ đợi kẹo.
Hôm ấy tôi đến anh Hòa cũng không có nhà. Tôi vừa dừng cái xe máy Simson BS51 ở đầu ngõ thì con chó đã lao ra, lấy đầu đẩy cánh cổng đón khách. Tôi tự tin bước vào cửa nhà. Nào ngờ, thấy túi tôi không có kẹo (chắc do đánh hơi), nó liền vênh mặt lên gầm gừ nhưng tôi chủ quan vì quá quen với nó nên vẫn đưa tay mở cánh cửa vì nghĩ rằng anh Hòa đang ở trong nhà. Thế là con chó tợp luôn cho tôi một miếng vào đùi rồi lùi lại thế thủ. Tôi đau quá, giật cái dép vừa giơ lên đe con chó, vừa lùi lại qua cổng. Chốt cổng xong, tôi mới dám nhìn kỹ xuống đùi thì cái ống quần đã rách một lỗ to và thấy rõ miếng thịt đùi mình rách lật hẳn ra, to như cái trôn bát, đầy máu.
"Em làm vợ ông ấy hơn 20 năm nay cùng chẳng biết trong cái hòm gỗ ấy đựng gì. Lão ấy không tiếc em từ tiền tới vàng nhưng riêng cái hòm gỗ và bài thuốc chữa sâu răng thì em chưa bao giờ được biết đến" - chị Nga - vợ anh Hùng nói.
Lạ kỳ bài thuốc Quản chữa lành vết chó cắn
Thấy tôi quẳng xe bên bờ rào, tập tễnh bước vào ngõ, anh Phạm Văn Sáu (vợ tên là Nga) ở tổ 6, phường Quyết Thắng, TP.Sơn La đến hỏi thăm. Tôi vừa kể chuyện, vừa vén ống quần cho anh Sáu xem vét cắn của con chó trên đùi mình và nhờ anh Sáu vào pha giúp bát nước muối để rửa vết thương. Anh Sáu lắc đầu bảo: Không phải rửa nước muối đâu. Bố tôi ở trong quê vừa ra thăm chúng tôi. Ông cụ có bài Quản hay lắm, chữa lành hết mọi vết thương. Để tôi gọi ông sang giúp.
Tuy không chấp nhận cho PV phỏng vấn hoặc chụp ảnh mình nhưng ông Hùng không bao giờ cấm khách hàng chụp ảnh hoặc quay camera về người thân của họ trong quá trình được ông Hùng giúp bắt sâu răng. (Ảnh: Kiều Thiện)
Tôi nằm nén đau, vừa đợi ông cụ sang, vừa thắc mắc, dò đoán xem bài thuốc Quản của ông cụ sắp mang sang sẽ gồm những lá cây gì, rễ cây gì, biết đâu mình có thể học được từ ông cụ một bài thuốc quý. Ít phút sau ông cụ sang, dáng người nhỏ thó nhưng rất nhanh nhẹn. Tôi nhìn kỹ nhưng không hề thấy ông có một thứ gì trong tay. Ngắm vết thương đang rỉ máu của tôi, ông bảo: “Anh đi mua cho tôi 3 thẻ hương, loại rẻ tiền cũng được”. Tôi hỏi lại: “Có cần kẹo bánh và tiền vàng không ?”. Ông cụ lắc đầu: “Không cần. Đừng hỏi gì nhiều”.
Mang hương về, tôi tự tay châm hương và đưa cho ông cụ. Ông cầm nắm hương to đùng ấy quơ quơ xung quanh vết thương của tôi, một tay ông cầm miếng thịt đã rách ra trên đùi, ấn vào vết thương thật chặt, miệng lầm rầm đọc cái gì đó liên hồi, mắt mở to không chớp. Khi những thân hương cháy sắp hết hết thì ông cụ dừng lời, bảo tôi: “Anh ngủ một giấc đi, khỏi rồi đấy”.
Tôi quệt ống tay áo, lau khô dòng nước mắt đang chảy ra bởi đau đớn và khói hương, nhìn thật kỹ vết thương. Thật lạ, miếng thịt như vốn vừa rách rời ra, giờ như được gắn keo, dính chặt và không đau nữa. Tin lời ông cụ, tôi nằm ra, cố ngủ nhưng không tài nào ngủ được.
Quản là gì?
Hôm sau ông cụ về quê, tôi sáng tính chuyện thanh toán tiền công và nhân tiện hỏi ông xem quản là gì ? Nó là phép màu hay một cách chữa bệnh khoa học. Ông cụ bảo: “Tôi học quản không phải để lấy tiền. Cả trăm người bệnh qua tay tôi nhưng tôi chưa lấy của ai một xu nào. Còn Quản là gì thì nếu có duyên anh sẽ gặp và sẽ biết. Không có duyên thì cố tìm hiểu cũng không biết được đâu. Đừng cố mà nên tội”.
Nhà ông Lưu Mạnh Hùng, người chữa sâu răng ở đối diện với Quân y Viện 6, phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La tuy không hề có biển quảng cáo nhưng vẫn có nhiều khách đến bắt sâu răng do người bệnh truyền tai nhau về phương pháp bí truyền này. (Ảnh: Kiều Thiện)
Sau đó, tôi cũng nhiều lần bảo với anh Sáu rằng: “Ông cụ có cái bài Quản hay thế, chú nên học lấy để vừa cứu đời, vừa kiếm cơm. Đấy là một báu vật của đời đấy chú ạ”. Những lần nghe tôi nói thế, anh Sáu chỉ cười, ậm ừ cho qua chuyện.
Trước khi đặt bút viết bài này, tôi đã tìm gặp lại anh Sáu, vẫn đang chạy xe ôm ngay trước cửa Phân xã – Thông tấn xã Việt Nam tại Sơn La. Anh Sáu thật thà: “Nói thật với bác, có phải ai cũng học được nghề Quản đâu. Nó không chỉ khó ở việc đọc liền một mạch năm sáu trăm chữ trong bài quản không được ngắt hơi mà người học quản còn phải chịu những kiêng khem, lời nguyền mà người thường khó chấp nhận được. Vì thế, em phải bỏ quê ra đây chạy xe ôm chứ không dám học Quản từ bố mình”.
Nghe anh Sáu nói vậy, tôi cũng đành im lặng và tự nhủ: Có lẽ Sáu nói đúng. Nếu dễ học thì có lẽ đến hôm nay khắp nơi người ta đã biết đến Quản và nhiều tiệm thuốc, thầy thuốc phải chạy đến ôm lấy bệnh nhân mà phục vụ chứ không thể có chuyện nhiều thầy thuốc ngạo mạn như hôm nay.
Con sâu răng - có hay không có?
Lại là chuyện một người bạn lính với tôi và cùng có vợ tên Nga. Đó là anh Lưu Mạnh Hùng nhà hiện nay ở trước cửa quân y viện 6, thuộc phường Chiềng Sinh, TP.Sơn La. Khi trong quân ngũ, tôi là A trưởng thì Hùng là A phó. Chúng tôi nằm cạnh nhau, ăn cùng mâm, có đồ gì tôi thay ra, Hùng hay giặt giúp tôi. Hùng đi tán chị Nga (vợ Hùng bây giờ), có chuyện gì cũng kể cho tôi nghe. Nói tóm lại, tôi chẳng lạ gì Hùng và Hùng cũng vậy với tôi. Ra quân, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau và “thằng Hùng còi” vẫn chỉ là nó nếu không có chuyện nó thành “thần bắt sâu răng” cho cả trăm người ở vùng đất này. Hùng còi trở thành nhân vật lạ trong mắt tôi và nhiều người khác bởi bài thuốc gia truyền của nó không chỉ làm người ta khỏi sâu răng mà còn làm đảo lộn cái quan niệm “không có con sâu răng” như y học hiện đại vẫn từng khẳng định.
Bất kể ai bị sâu răng khi đến Hùng (Hùng không quảng cáo, khách tự đến và chỉ “điều trị” trong vài ba phút là xong) thì dù có đưa tiền công trước hắn ta cũng không nhận mà chỉ bảo: “Cứ để tôi chữa xong, cho bao nhiêu thì cho”. Rồi hắn chui vào góc tối trong buồng, lục lọi trong cái hòm gỗ, mang ra mấy cái cục gì đó như quả xoan chín (nhưng đó không phải quả xoan vì tôi đã bóp xem thử). Cái hòm gỗ của hắn vốn là cái hòm gỗ từ thời ở lính với tôi, bây giờ luôn được khóa chặt và chỉ có hắn cầm chìa khóa.
Cái kiểu chữa sâu răng của Hùng cũng rất lạ. Hắn giấu nghề nhưng công khai các công đoạn với khách. Khách đến là mọi người quanh xóm cũng kéo đến xem bắt sâu răng. Hắn cho mọi người ngồi xem. Sau khi đưa cho khách một chiếc gương soi để khách tiện quan sát khuôn mặt mình, hắn hỏi khách đau ở đâu ? Há mồm ra cho hắn ngắm nghía xem có đúng sâu răng không? Sâu răng nào? Rồi cứ ước chừng cài răng sâu ấy ở chỗ nào thì tương ứng với miếng thịt trên má người ấy sẽ được bôi cái quả (tôi không biết tên) đã bóp nát ấy lên.
Chỉ vài phút sau, từng con sâu răng một từ từ chui quan lỗ chân lông trên má, bò ra. Khách có quyền gắp con sâu răng ấy lại đem về làm kỷ niệm. Tất cả các con sâu răng đều có đầu màu nâu đen, thân trắng, dài chừng 1,2-2cm. Người nào có nhiều sâu thì bắt được đến 6-7 con. Người có ít thì chỉ 1-2 con. Khách nào bị quá nhiều sâu thì cũng bắt đến lần thứ 2 là hết sâu, tức là khỏi sâu răng. Bản thân tôi khi đi bắt sâu ở răng hàm năm 1996 thì chỉ được 1 con là khỏi. Trước đó mấy tháng khi tôi đưa con gái mình đi bắt sâu răng thì được 4 con...
Hỏi chuyện Hùng xem chuyện bắt sâu này là thật hay giả và cái quả ấy là quả gì mà tài thế, hắn trợn mắt, bảo: “Cả chục lần ông xem tôi bắt sâu, bao nhiêu lần ông nhặt sâu từ má ông, má con gái ông, sau này đều khỏi hết thì thật hay giả mà phải hỏi ? Còn quả ấy là quả gì thì còn lâu mới biết nhé. Đã gọi là gia truyền thì phải là gia truyền thôi”.
Có phải ai cũng học được nghề Quản đâu. Nó không chỉ khó ở việc đọc liền một mạch năm sáu trăm chữ trong bài quản không được ngắt hơi mà người học quản còn phải chịu những kiêng khem, lời nguyền mà người thường khó chấp nhận được - Anh Sáu
Rồi hắn dịu giọng, làm lành: “Giá như vẫn còn ở lính, vẫn còn chiến tranh, tôi và ông vẫn cùng ở một A thì có lẽ tôi cũng nói cho ông biết. Nhưng bây giờ, ông thông cảm… !”
ĐÓN ĐỌC BÀI 2: "Ống tre chữa bệnh - khó phân định lừa đảo hay đỉnh cao khoa học" trên báo Dòng Đời tại các sạp báo trên toàn quốc vào sáng mai (30.11).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.