Những kỳ EURO đáng nhớ: Ngậm ngùi “Cơm - Canh - Cháo - Phở”

Thứ hai, ngày 04/06/2012 06:56 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Có lẽ với bất cứ fan bóng đá Việt Nam nào ngoài 30 tuổi trở ra thì kỳ EURO 1988 tại Tây Đức sẽ là ngày hội bóng đá đáng nhớ nhất…
Bình luận 0

Đơn giản vì đó là năm đầu tiên họ được xem trực tiếp các trận đấu EURO trên tivi.

img
Marco van Basten, Ruud Gullit trong niềm vui vô địch năm 1988.

Một thời say mê

Mùa EURO ấy còn đáng nhớ hơn là vì năm đầu tiên Việt Nam chế tạo và sản xuất được chiếc ti vi (Viettronics vỏ đỏ, màn hình đen trắng) để bán cho bà con. Trong sự khó khăn của giai đoạn cuối bao cấp, sự ra đời của chiếc tivi đó đã manh nha trong đầu lũ trẻ trên dưới 10 tuổi chúng tôi lúc đó hình dung về xã hội thời kỳ đổi mới sau đó nhiều năm.

Kiến thức về bóng đá của nhiều vị dân ta năm 1988 lõm bõm vô cùng. Nhiều ông tức điên hỏi “Tại sao thằng Maradona vừa đá Mexico 86 hay thế mà giải này lại không tham dự (!?)”

Không cần phải lên hội trường khu tập thể để chầu chực, chen chúc xem tivi nữa mà đã có thể đi xem ké nhà hàng xóm. Những đứa mà cha mẹ chúng có tiền, có tivi bỗng nhiên được... nể trọng. Những thằng bé gầy tong teo mà bố mẹ là chủ nhân của chiếc tivi vỏ đỏ có thể “phân công” những thằng lớn lộc ngộc phải ngồi chỗ nọ, chỗ kia, thậm chí còn bị cấm hô to khi đội bóng “của” thằng con chủ nhà có tivi lỡ bị thua…

Tại giải đấu năm đó, bộ ba Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard thi đấu như lên đồng và Hà Lan vô địch không thể thuyết phục hơn. Cú vuốt bóng của Marco van Basten ở một góc cực hẹp nhưng vẫn thành bàn vào lưới của Liên Xô (trận chung kết) khiến cả triệu người Việt Nam sau khi ồ lên khen ngợi tài năng của cầu thủ Hà Lan, đã cúi đầu ngậm ngùi. Đơn giản là cú vuốt bóng ở phút thứ 54 ấy đã nâng tỷ số lên 2 -0 và nhấn chìm cơ hội vô địch của Liên Xô (lúc đó lũ trẻ chúng tôi gọi là quân mình)…

Tiếc cho Liên Xô...

Giữa tưng bừng của niềm vui của EURO năm 1988, lũ trẻ chúng tôi thì ngơ ngác nhận ra sự khác biệt lớn của khoảng cách giàu – nghèo. Còn người lớn lúc ấy lại ầng ậng với một nỗi buồn đang chầm chậm đến, đó là sự tan vỡ được báo trước của Liên bang Xô viết. Ngay ngày đầu ra quân (gặp Hà Lan ở vòng bảng), đội tuyển Liên Xô mặc trang phục mới, không còn dòng chữ “CCCP” nữa (chúng tôi dịch thành “Cơm – Canh – Cháo – Phở” cho dễ nhớ)...

Trận đấu này, dù “Cơm – Canh…” thắng 1- 0 nhưng nhiều bác, nhiều chú lại bóp đầu: “Kiểu này khéo hỏng thật các ông ạ”, mãi sau này khi Liên Xô tan rã tôi mới nhận ra ý nghĩa cái thở dài của người lớn khi ấy. Đội Liên Xô khi ấy được bình luận viên gọi là SNG, nó không còn là Liên bang Xô Viết nữa mà là đã trở thành tiền thân của Cộng đồng các quốc gia độc lập sau này… Chao ôi! Mênh mang là buồn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem