Kỹ năng sống trong tiếng Nhật vừa đề cập đến phạm trù đạo đức tư cách của một con người, vừa là những kỹ năng, năng lực cần thiết mà một con người cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Ở Nhật không có sách giáo khoa dạy riêng về kỹ năng sống, nhưng học sinh Nhật có một môn học Đạo đức ở trường cũng dạy những nội dung gần như bao hàm trong đó.
Điều quan trọng hơn cả người Nhật quan niệm dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải bắt đầu từ khi trẻ đi học, mà nó cần được dạy ngay từ khi trẻ mới sinh ra và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất để dạy trẻ những kỹ năng ấy.Được dạy từ khi mới sinh ra
Triết lý giáo dục mầm non
Triết lý được thống nhất trong các trường mầm non là “học mà chơi”. Môi trường học giảm tải tối đa lý thuyết đối với học sinh mầm non mà thay vào đó, trẻ được tự do vui chơi, học các kỹ năng sống, khám phá thiên nhiên…
Có hai mô hình trường mẫu giáo
Đó là trường dành cho những đứa trẻ có mẹ đi làm và bà mẹ nội trợ. Trường học dành cho trẻ có mẹ đi làm được chính phủ hỗ trợ 150 USD mỗi tháng (bao gồm bữa trưa được đầu bếp của nhà trường chuẩn bị đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng).
Trẻ em đi bộ đến trường
Trẻ em Nhật Bản tự đi bộ đến trường từ năm lên bảy tuổi. Những người cao tuổi trong khu vực sẽ trở thành tình nguyện viên hướng dẫn cho các cháu nhỏ sang đường để đảm bảo an toàn. Những người cao tuổi rất vui vẻ và nhiệt tình được làm công việc này.
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Tại các thị trấn, khu dân cư ở Nhật Bản thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như cùng nhau dọn dẹp khu phố và các đền chùa địa phương. Điều này giúp những người hàng xóm gần gũi và thân thiện hơn. Trẻ em cũng nhờ vậy dễ hòa đồng và phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Văn hóa nơi công cộng
Trẻ em ở xứ sở mặt trời mọc luôn thể hiện cách cư xử đúng mực và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung nơi công cộng như xếp hàng, chờ tàu điện ngầm, không quấy khóc trong siêu thị,...
Chơi cùng con
Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.
Có thể nói nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi vệc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.
P.V (VNN)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.