Ở phố cổ Hà Nội, ngõ có tên thường lớn hơn ngõ không tên. Ngõ có tên, với vài mét chiều ngang được coi là rộng. Nhiều ngõ nhỏ không tên liên thông giữa các phố, ngoắt ngoéo, tối tăm, chỗ hẹp nhất chỉ đi vừa khít một xe máy. Trong lòng những con ngõ chật chội cổ cũ, nó lưu dấu trên mình những thói quen, văn hóa, đời sống của người dân Hà Thành.
Ngõ Trung Yên nối giữa phố Gia Ngư và phố Đinh Liệt, rộng chỉ khoảng 3-4 m với rất nhiều hàng quán và chợ cóc tấp nập vào buổi sáng phục vụ người dân phố cổ.
Ngõ Trung Yên cũng có rất nhiều khách sạn tư nhân phục vụ chủ yếu cho khách du lịch. Đây là một trong những ngõ phố nằm trong khu ăn chơi, du lịch của Hà Nội.
Ngõ 40 phố Trần Nhật Duật, điểm cuối ngõ nối với phố Thanh Hà. Đoạn ngõ hẹp nhất có chiều ngang chỉ 60 cm. Theo người dân, trước đây ngõ rộng có thể đi vừa ô tô, sau này có một công trình xây dựng đã gần như bịt kín ngõ, nay chỉ còn lại một mối đi nhỏ tối tăm.
Một lối nhỏ sâu hun hút trên phố Hàng Mã. Đây là một lối đi chung rất nhẹp, chỉ khoảng 60 cm của nhiều hộ dân sống bên trong số nhà 64.
Một ngõ nhỏ không tên ở phố Hàng Cót cho thấy sự cũ kỹ và xuống cấp của khu nhà.
Thường các lối đi rộng sẽ được tận dụng để đồ đạc hoặc dùng làm bếp, nhưng với lối hẹp thế này 2 người đi tránh nhau còn khó khăn.
Ngõ Hàng Thịt trên phố Hai Bà Trưng. Đây là một ngõ cụt ít người biết đến và có cái tên dân dã phản ánh thời kỳ ngõ là điểm tập trung buôn bán thịt lợn cung cấp cho người dân kinh kỳ.
Bên trong ngõ Hàng Thịt có nhiều nhánh nhỏ dẫn vào các khu nhà dân, sâu hun hút.
Điều khá đặc biệt là ngõ Hàng Thịt không nằm trong trung tâm phố cổ nhưng vẫn có tên "Hàng".
Một lối đi nhỏ hẹp bên cạnh một cửa hàng bán hoa giả nhiều màu sắc phố Hàng Rươi.
Ngõ Tứ Vị ở số 19 Hàng Lược, tên ngõ được đặt theo tên ngôi chùa Tứ Vị (vua bà) nằm trong ngõ nay không còn nữa.
Ngôi nhà cũ có cây cổ thụ xuyên qua mái trong ngõ Tứ Vị.
Ngõ Tứ Vị được chia làm 2 nhánh, lối đi hẹp dần và có thể thông được sang phố Hàng Giấy.
Hữu Nghị (Dân trí)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.