Những phong tục đón Tết độc đáo "có 1-0-2" ở Việt Nam

Phương Hoa (Tổng hợp) Chủ nhật, ngày 29/01/2017 08:00 AM (GMT+7)
Cướp chồng, vỗ mông tỏ tình hay ăn trộm cầu may là những tập quán đón năm mới kỳ lạ và độc đáo đến từ các dân tộc cùng nằm trên dải đất hình chữ S.
Bình luận 0

img

Một đám cưới của người dân tộc Chu Ru được tái hiện lại ở Hà Nội (Ảnh: A.P).

Người Tây Nguyên và tục “cướp chồng”

Vào mùa tháng 2, tháng 3, khi hoa cà phê nở trắng, những bông hoa pơlang khoe sắc trên những thân cây cao vút, cũng là mùa lễ hội rộn ràng ở khắp Tây Nguyên. Du khách đến đây vào dịp đầu năm sẽ may mắn được chứng kiến những phong tục "bắt chồng" rất thú vị của các thiếu nữ dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho...

Khi một thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, không giống như các dân tộc khác, họ phải mang lễ vật đi hỏi chồng với chi phí khá tốn kém. Nhiều thiếu nữ sinh ra trong gia đình không khá giả khó có cơ hội lấy được chồng theo đúng phong tục cưới xin truyền thống, chính vì vậy mà có tục "bắt chồng". Thường thì các nghi thức của tục này sẽ diễn ra vào ban đêm.

Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái sẽ chờ đến tối để mang một chiếc nhẫn đến đeo vào tay chàng trai đó. Nếu không bằng lòng, anh ta có thể tháo ra và trả lại cho cô gái đó, nhưng cứ sau 7 ngày, cô gái sẽ lại đến để đeo lại nhẫn cho chàng trai. Cứ thế đến khi cô gái nhận được lời đồng ý mới thôi. Nhưng thường những đám "bắt chồng" đều thành công bởi ngày nay, nam nữ đã có dịp tìm hiểu và yêu thương. Tục bắt chồng chỉ là một cái cớ để những cô gái nhà nghèo có thể kiếm được một tấm chồng ưng ý.

"Vỗ mông tỏ tình” của người Mông

Mùa xuân trên vùng cao Tây Bắc, khắp các cung đường rực rỡ sắc xuân. Bạn có thể bắt gặp trên đường những chàng trai, thiếu nữ má đỏ hây hây trong những trang phục thổ cẩm sặc sỡ dạo bước trên các con đường dốc núi ngoằn nghèo, trên những bãi đất trống dưới chân núi hay bên những phiên chợ để vui chơi, hò hẹn.

img

Tục vỗ mông tỏ tình là một nét đẹp lâu đời của người Mông (Ảnh: baohagiang).

Những năm gần đây, đồng bào người Mông mới bắt đầu đón Tết chung theo lịch của người Kinh, trước đây họ thường ăn Tết sớm hơn 1 tháng. Tuy vậy, những phong tục, tập quán riêng vẫn được người Mông lưu giữ và truyền lại cho đến ngày nay.

Cùng với các hoạt động như ném pao, thổi khèn, hát giao duyên thì tục “vỗ mông tìm vợ” cũng được coi là nét văn hóa tiêu biểu của người Mông. Theo đó, khi đi du xuân tại chợ hay dưới chân núi, nếu chàng trai nào ưng ý một cô gái, anh ta sẽ tiến tức vỗ vào mông người đó. Cô gái được chọn nếu cũng vừa lòng thì sẽ vỗ lại vào mông “đối tác” lần nữa.

Cứ như vậy, họ vừa đi, vừa vỗ qua vỗ lại trao nhau những lời yêu thương cho đến khi vỗ đủ chín cặp, tức là hai bên đã "ưng cái bụng", chấp thuận nhau, chỉ chờ ngày tìm người làm mai mối, đưa nhau về nhà làm lễ cúng gia tiên, nên vợ nên chồng.

Nếu trong cuộc vui, hai bên chưa thực lòng ưng thuận, chưa vỗ đủ chín cặp, họ sẽ hẹn nhau chờ đến ngày hôm sau, gặp nhau tâm sự và vỗ tiếp cho đủ. Còn nếu không vỗ đủ và không có cơ hội gặp nhau lần nữa, họ sẽ không thể thành đôi. Mỗi người lúc này sẽ lại đi tìm một chàng trai hay cô gái khác đến khi vừa ý, hợp duyên.

Người Dao và phong tục “ăn trộm cầu may”

Người Dao tin rằng trong thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, làm ăn phát đạt. Nhưng việc đi lấy may ấy, không dừng lại đơn thuần ở việc mang được thứ gì đó về nhà mà còn thể hiện cả tín ngưỡng qua các con số.

img

Một “vụ” bắt “trộm” ngày Tết của người Dao đỏ ở Lai Châu (Ảnh: VTC News).

Vào ngày đầu tiên của năm mới, tất cả người Dao tại các bản sẽ tập trung ở một nơi được chọn trước để thực hiện những nghi lễ cổ truyền. Ngay sau đó, tất cả từ già trẻ gái trai đều cùng nhau diễu hành qua các nhà cùng tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn ồn ã, đi đến đâu, họ đều cố gắng lấy trộm vật gì đó từ các gia đình 2 bên bởi họ quan niệm càng ăn trộm được nhiều thì năm đó càng may mắn.

Tuy nhiên họ cũng quan niệm nếu bị gia chủ phát hiện trong lúc hành sự sẽ bị phạt uống rượu và cả năm đó coi như không may. Chính vì điều  này nên người Dao thường chỉ ăn trộm  những thứ như rau cỏ, thịt... với ý nghĩa tượng trưng. Sau khi "ăn trộm" được, họ sẽ đem trả lại cho gia chủ để "xin thưởng".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem