Liên tiếp các vụ cô giáo mầm non bạo hành trẻ gây phẫn nộ
Ngày 5/2, trên mạng xã hội lan truyền clip “trẻ bị cô giáo mầm non lấy dép đánh vào đầu vì “ị” đùn”.
Theo đó, cô giáo cầm dép đánh trẻ là giáo viên hợp đồng của trường Sen Vàng, Minh Khai Hà Nội.
Cô giáo mầm non ở Hà Nội đánh trẻ gây phẫn nộ trong năm 2017.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hà Nội đã có công văn yêu cầu làm rõ vụ và xử lý nghiêm vụ cô giáo cầm dép đánh vào đầu trẻ.
Ngày 28/3, sự việc một cô giáo mầm non xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) nhốt học sinh 4 tuổi trong nhà vệ sinh rồi quên luôn khiến người dân xôn xao.
Ông Đặng Văn Viện, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết, hai cô giáo liên quan đến vụ việc đã được bố trí tạm thời làm công việc khác.
Ngày 27/11, Bộ GD-ĐT đã vào cuộc sau khi báo chí phản ánh nhiều trẻ từ 3-5 tuổi tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12) bị chủ cơ sở và hai bảo mẫu tại đây bạo hành.
Theo clip, sáng sớm, sau khi nhận trẻ, bà Linh (chủ cơ sở) đưa vào nhà cho “ăn sáng” bằng những trận đòn khiến trẻ khóc gào.
Chủ cơ sơ mầm non đã bị công an bắt tạm giam để điều tra, làm rõ hành vi hành hạ người khác.
Taxi chở hiệu trưởng trường Nam Trung Yên đâm gãy chân học sinh
Ngày 1.12.2016, học sinh Trần Chí Kiên, lớp 2A4, Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị một taxi tông gãy chân trong sân trường.
Taxi chở hiệu trưởng trường Nam Trung Yên đâm gãy chân học sinh.
Tuy nhiên, sau đó, nhà trường phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh không có xe ô tô vào trường để trốn tránh trách nhiệm khiến nhiều người bức xúc.
Ngay sau đó, nhiều giáo viên của trường Tiểu học Nam Trung Yên đã phản đối vì cho rằng kết quả khảo sát không trung thực.
Sau khi vào cuộc điều tra, Công an Hà Nội làm rõ, cháu Kiên bị taxi đâm ở sân Trường dẫn tới gãy chân. Thời điểm xảy ra tai nạn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương cùng ngồi trên chiếc xe taxi nhưng có dấu hiệu che giấu sự việc, gây khó khăn cho quá trình điều tra.
Ngày 21.2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã chính thức công bố kết luận cách chức bà Ngọc và bà Hương.
Ngày 28.2, Quận ủy Cầu Giấy cũng có quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với bà Ngọc và bà Hương.
Bố nam sinh bị taxi đâm gãy chân ở Trường tiểu học Nam Trung Yên cho biết, kết quả giám định thương tật của cháu Kiên được xác định là 32%. Anh cũng đề nghị cơ quan điều tra không khởi tố tài xế bởi lái xe vô tình gây tai nạn cho cháu, không đưa cháu đi cấp cứu do không biết.
Bất ngờ kết quả xếp hạng đại học tại Việt Nam
Lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu độc lập đã công bố bảng xếp hạng 49 trường đại học tại Việt Nam. Tuy vậy, kết quả mà nhóm nghiên cứu công bố chiều 7-9 đã gây ra nhiều tranh cãi khi mà một số trường đại học (ĐH) vốn đã được xã hội đánh giá là “có tiếng” và thu hút nhiều học sinh giỏi đều xếp thứ hạng thấp.
Các tiêu chí đánh giá xếp hạng đại học bao gồm: Thước đo xếp hạng, trọng số xếp hạng, tiêu chí đánh giá, trọng số thành phần, chỉ số đánh giá, nghiên cứu khoa học, quy mô đào tạo, chất lượng giảng dạy, chất lượng sinh viên….
Kết quả xếp hạng đại học tại Việt Nam gây tranh cãi.
Theo tiêu chí này, một số trường ĐH top đầu như: ĐH Ngoại thương xếp thứ 23, ĐH Thương mại xếp 29, ĐH Kinh tế quốc dân xếp thứ 30, Học viện Tài chính đứng ở vị trí 40, ĐH Y Hà Nội xếp thứ 20, ĐH Dược xếp thứ 35; ĐH Y dược Hải Phòng đứng thứ 49 trong khi đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng, ít người biết đến lại trong top 10 các trường đại học ở Việt Nam.
Kết quả này khiến dư luận vô cùng bất ngờ và nghi ngại.
Nhiều ý kiến cho rằng, bảng xếp hàng không đem lại tiếng nói độc lập, trung thực về bức tranh tổng thể của đại học Việt Nam hiện nay như tuyên bố.
Hầu hết những trường top đầu cho biết, bảng xếp hạng chủ yếu căn cứ vào hệ thống chỉ số, không phản ánh hết chất lượng toàn diện của một đại học,thứ hạng chỉ phản ánh một phần chất lượng của cơ sở giáo dục.. Bảng xếp hạng chỉ có ý nghĩa tham khảo bởi có những tham số không thể định lượng được.
Bộ GD-ĐT lên tiếng về "đề xuất đổi mới Tiếq Việt"
Năm 2017, PGS. TS Bùi Hiền, tác giả công trình nghiên cứu cải tiến chữ cái tiếng Việt đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận.
Ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã lên tiếng về đề xuất này của PGS.TS. Bùi Hiền.
Bộ GD-ĐT cho biết, ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành Ngôn ngữ học. Bộ GD-ĐT trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.
Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Kiến nghị giải tán Ban phụ huynh học sinh
Ngày 21/9, ông Võ Quốc Bình (40 tuổi, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Hòa Bình, quận 1, TP HCM) cho biết, vừa gửi đơn lên các cơ quan quản lý giáo dục đề nghị giải tán hội phụ huynh học sinh.
Anh Võ Quốc Bình, ông bố ở TPHCM đã thẳng thắn từ chối khi Hội phụ huynh lớp đề xuất đóng tiền lót sàn gỗ.
Anh Võ Quốc Bình cũng gửi đơn đến Văn phòng Chính phủ kiến nghị giải tán Hội phụ huynh (Ban đại diện cha mẹ học sinh).
Theo anh Bình, Hội Phụ huynh học sinh thực chất không hoạt động đúng tôn chỉ qui định mà chỉ lập ra để vận động phụ thu và quyên góp của các phụ huynh khác những khoản tiền không được phép vận động.
Hội Phụ huynh học sinh cũng không đứng về đại đa số phụ huynh học sinh mà như là cánh tay nối dài của nhà trường để tận thu.
Ngày 30/11, Bộ GD-ĐT đã chính thức lên tiếng về đề xuất đổi mới “Tiếq Việt” của PGS.TS. Bùi Hiền.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.