Ninh Thuận: Ngành điện nỗ lực đưa điện lưới về nông thôn

Công Tâm Thứ tư, ngày 26/06/2019 11:00 AM (GMT+7)
Trong những năm qua, Công ty Điện lực Ninh Thuận (PC Ninh Thuận) luôn quan tâm đến việc đầu tư, nâng cấp lưới điện để đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là của người dân ở khu vực nông thôn.
Bình luận 0

Gần 100% số hộ sử dụng điện an toàn

Xác định cấp điện cho khu vực nông thôn là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Vì vậy, trong những năm qua, PC Ninh Thuận luôn quan tâm đến việc đầu tư, nâng cấp lưới điện. Nhất là năm 2018, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị của địa phương. Cụ thể, đã cung cấp đủ điện cho các thành phần phụ tải quan trọng, phụ tải sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện trong mùa khô, cung cấp điện an toàn trong các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng.

img

Sửa chữa đường dây điện phục vụ cho người dân huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận)

Năm 2018, Công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của Tổng công ty giao. Về điện thương phẩm, sản lượng điện thương phẩm đạt 636,3 triệu kWh, tăng 11,50% so với năm 2017, đạt 106,05% so với kế hoạch Tổng công ty giao. Về tỷ trọng của các thành phần phụ tải (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) 129 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 20,23%, tăng 24,23% so với năm 2017. Công nghiệp và xây dựng là 160 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 25,20%, tăng 11,60 so với năm 2017. Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng là 31 triệu kWh chiếm tỷ trọng 4,83%, tăng 11,20% so với năm 2017. Quản lý tiêu dùng dân cư là 278 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 43,75%, tăng 6,51% so với năm 2017 và hoạt động khác là 38 triệu kWh chiếm tỷ trọng 5,99%, tăng 10,98% so với năm 2017.

Ngoài ra, năm 2018, Công ty đã thực hiện tiết kiệm được 12.308.675 kWh, tương đương 1,93% sản lượng điện thương phẩm, tiết kiệm vượt 0,43% so với kế hoạch Tổng công ty giao.

Riêng trong năm 2018, phát triển được 6.269 khách hàng, nâng tổng số khách hàng sử dụng điện là 166.747 khách hàng, trong đó có 149.234 khách hàng ASSH (chiếm 89,50%) và 17.513 khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt. Tính đến ngày 31/12/2018 số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có điện là 65/65 đạt tỷ lệ 100%; số thôn, khu phố có điện là 403/403, đạt tỷ lệ 100%; tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh có điện là 173.545/173.580 đạt tỷ lệ 99,98%. Trong đó, số hộ dân nông thôn, miền núi có điện là 110.214/110.249, đạt tỷ lệ 99,97%.

Bên cạnh đó, công ty đã tiếp nhận 8 công trình lưới điện trung, hạ áp với khối lượng 2,43 km đường dây trung áp; 2,5 km đường dây hạ áp; 13 trạm biến áp với tổng dung lượng 3.045 kVA. tổng giá trị tài sản còn lại tiếp nhận là 3,46 tỷ đồng.

Tiếp tục đầu tư lưới điện về nông thôn, miền núi

Theo kế hoạch trong năm 2019,  PC Ninh Thuận tiếp tục đầu tư để xóa 3.500 hộ số hộ câu phụ được, với tổng kinh phí 16,5 tỷ đồng. Các khối lượng lưới điện đầu tư mới gồm 4,221km đường dây trung áp, 22,292 km đường dây hạ áp, cải tạo 7,427 km đường dây hạ áp. Số lượng trạm biến áp/tổng dung lượng19/1.850 kVA.

Theo Công ty Điện lực Ninh Thuận, do điều kiện thi công phức tạp, thời tiết diễn biến khắc nghiệt, việc vận chuyển vật tư, thiết bị gặp nhiều khó khăn..., để hoàn thành các dự án đúng tiến độ, chủ đầu tư và các nhà thầu phải tranh thủ tăng ca, tăng nhân lực thi công khi thời tiết cho phép. Bên cạnh điều kiện về thời tiết thì việc huy động vốn cũng là thách thức không nhỏ của các dự án đưa điện lưới quốc gia về nông thôn, miền núi.

img

Nhân viên điện lực Ninh Thuận hướng dẫn người dân sử dụng điện đúng quy định tại khu vực huyện Thuận Nam

Bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắt trong công tác đầu tư xây dựng. Một số hộ dân không đồng thuận việc trồng trụ điện; Một số tuyến đường để đảm bảo mỹ quan đô thị, các đơn vị Sở Xây dựng, Sở Giao thông... đề nghị Chủ đầu tư phải thực hiện ngầm hóa. Tuy nhiên,  các tuyến đường trên chưa được quy hoạch phân lô chi tiết, quy hoạch vị trí lắp trạm biến áp nên không thể xác định được vị trí đặt tủ RMU, trạm biến áp (kios), vị trí tủ đấu nối hạ áp. Mặc khác, việc phân bổ vốn đầu tư không nhiều do Tổng Công ty cũng đang thiếu vốn phải vay từ các nguồn khác nhau.

Việc thực hiện xin cấp phép thi công, xây dựng công trình còn nhiều trở ngại. Do vướng hành lang an toàn đường bộ, đường sắt (phải thực hiện xin cấp phép với Cục đường bộ IV, Cục Đường sắt) làm kéo dài thời gian...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem