“Mô hình này đòi hỏi nông dân phải có kỹ thuật và nguồn vốn lớn. Trên cùng một diện tích, mô hình công nghệ cao cho năng suất gấp đôi so với nuôi tôm bình thường. Một năm có thể làm 4 vụ tôm, năng suất 3 – 5kg/m2” - ông Mùa nói.
Hiện HTX Hiệp Thành có 4 ao nuôi tôm với tổng diện tích khoảng 7.000m2. Theo tính toán, mỗi m2 ao tôm nuôi theo mô hình này đầu tư 2 – 3 triệu đồng, gồm: Lưới che, bạt trải đáy; hệ thống sục khí, làm sạch ao... Trong ao nuôi tôm, hệ thống làm sạch nước gần như tự động hóa hoàn toàn.
Kiểm tra sức khỏe tôm tại một ao nuôi ở HTX Hiệp Thành. T.Đ
Ông Mùa chia sẻ, HTX Hiệp Thành hiện có tổng diện tích đất hơn 26ha với 10 thành viên, ước tính sản lượng bình quân 15 tấn/ha/ao. Tổng sản lượng cung cấp cho thị trường trên 500 tấn/năm. “Mục tiêu của HTX là quy tụ các thành viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm công nghệ cao, đem lại lợi ích kinh tế cho các thành viên tham gia và tạo việc làm cho lao động địa phương... HTX đang tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ thuật nuôi tôm cho thành viên theo quy trình nuôi tôm sạch. HTX đặt mục tiêu đạt chứng nhận VietGAP trong năm 2017 và để có đủ điều kiện thực hiện mã vạch xuất xứ cho tôm sạch.
Tuy nhiên, việc đất đai canh tác tôm của các thành viên HTX đang bị xé lẻ, manh mún như hiện nay khiến ông Mùa gặp nhiều khó khăn. Ông đang có ý định thuê một khu đất mới với diện tích vài chục ha làm khu vực nuôi tôm cho các thành viên HTX. Nếu có được đất, ông Mùa sẽ cho quy hoạch xây dựng và trang bị hệ thống nuôi tôm công nghệ cao.
"Đây sẽ là một khu vực nuôi tôm công nghệ cao tập trung được đầu tư hoàn chỉnh từ ao lọc nước, ao ương cho đến ao nuôi... Việc này sẽ giúp quản lý môi trường nuôi tôm đảm bảo hơn, chi phí xây dựng cũng sẽ ít tốn kém hơn, truy xuất nguồn gốc tôm khi xuất bán dễ hơn... ” - ông Mùa nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.