Thế mạnh chế biến thủy sản bao gồm cả nuôi tôm sẽ được phát huy và tạo thêm những cú hích mới cho ngành xuất khẩu khi Bạc Liêu phấn đấu đạt 1 tỷ USD trong năm 2023.
Theo nông dân nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), dịp Tết Nguyên đán 2023, giá tôm tăng đột biến. Cụ thể, hiện giá tôm thẻ loại 30 con/kg bán tại ao đã lên đến 210 ngàn đồng/kg, tăng hơn khoảng 30 ngàn đồng/kg so với Tết năm ngoái.
Để con tôm nuôi phát triển tốt, tránh các dịch bệnh thường gặp do ảnh hưởng từ môi trường, nhiều hộ nuôi tôm chuyên canh ở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã hạn chế việc thả nuôi tôm quanh năm mà chuyển đổi hình thức nuôi 2 vụ tôm kết hợp nuôi 1 vụ cá trong năm. Mô hình này cho thu nhập cao.
Hiện nay, nhiều nông dân tại Đồng Nai nhất là vùng Nhơn Trạch đang chuyển hướng sang nuôi tôm công nghệ cao với số lượng lớn giúp tăng thu nhập, tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu.
Cả doanh nghiệp chế biến lẫn người nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng đều có chung nhận định, năm 2022 là một năm thực sự khó khăn chứ không hề suôn sẻ như những dự báo ban đầu. Từ khó khăn về thời tiết, con giống, nguồn nước, dịch bệnh, chi phí đầu vào cho đến thị trường xuất khẩu
Ngày càng có nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh duyên hải miền Trung đưa lại lợi nhuận tiền tỷ cho người nuôi. Tuy nhiên, để phát triển nuôi tôm nước lợ ở khu vực này bền vững thì còn rất nhiều khó khăn, thách thức.
Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nuôi tôm đã giúp nhiều nông dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung thu lợi nhuận tiền tỷ, khi năng suất tôm đạt hàng chục tấn/ha.
Tổng thời gian nuôi tôm công nghệ cao 2 giai đoạn ở huyện Bình Đại (Bến Tre) là 60 - 70 ngày, tôm đạt kích cỡ thu hoạch, năng suất khoảng 60 - 70 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận tăng từ 500 triệu/ha đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng truyền thống lên 2 tỷ đồng/ha khi áp dụng mô hình này.
Ở xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa ông Lê Minh Chính được nhiều người biết đến là nông dân chịu khó học hỏi, tiên phong trong việc áp dụng các giải pháp tiên tiến để nuôi tôm có hiệu quả. Ông cho rằng, để con tôm “chịu ở” với mình, người nuôi phải kiểm soát được môi trường sống của tôm.