Nỗi ám ảnh của lĩnh Mỹ ở chiến trường "Điện Biên Phủ thứ hai"
Nỗi ám ảnh của lính Mỹ ở chiến trường "Điện Biên Phủ thứ hai"
Thứ tư, ngày 15/02/2023 10:31 AM (GMT+7)
Trước thắng lợi "Điện Biên Phủ trên không" chấm dứt chiến tranh Việt Nam, chúng ta đã có "trận Điện Biên Phủ thứ hai" trong thế kỷ 20 tại Khe Sanh, chỉ khác đối phương lần này là người Mỹ chứ không phải người Pháp.
Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh bắt đầu được quân giải phóng phát động từ ngày 21/1/1968. Chiến dịch này được ta chủ động tổ chức nhằm "nhổ" căn cứ Khe Sanh ra khỏi khu vực Đường 9 - vốn nằm cạnh tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở trận Khe Sanh, quân đội Mỹ nằm đúng trong một cái "lòng chảo" như căn cứ Điện Biên Phủ của Pháp trước kia từng đại bại dưới tay tướng Võ Nguyên Giáp. Vẫn chiến thuật cũ hiệu quả, quân đội ta đã cho lính Mỹ "nếm" mùi pháo binh giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới tháng 7/1968, Mỹ buộc phải rút quân khỏi căn cứ này do không thể chịu được áp lực của quân giải phóng, bất chấp việc chúng đã dùng tới máy bay ném bom chiến lược rải thảm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí, quân đội Mỹ còn từng tính đến chuyện sử dụng bom nguyên tử chiến thuật - thậm chí là bom nguyên tử chiến lược nếu cần để giải toả áp lực cho căn cứ quân sự này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến dịch Khe Sanh cũng chính là trận đánh đầu tiên mà ta đánh sòng phẳng với người Mỹ ở cấp Sư đoàn. Việc thắng tuyệt đối quân đội Mỹ trong trận này, buộc Mỹ phải "phá căn cứ, bỏ của chạy lấy người" là thắng lợi không thể to lớn hơn dành cho quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cho tới tận ngày nay, tại khi di tích căn cứ Khe Sanh, vẫn còn rất nhiều hiện vật được trưng bày để minh chứng cho chiến thắng lẫy lừng này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Máy bay vận tải C-130 - loại vận tải cơ lớn nhất được Mỹ sử dụng ở Việt Nam lúc bấy giờ bất lực không thể hạ cánh xuống Khe Sanh do bị pháo bầy của quân giải phóng dập sân bay liên tục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quân giải phóng với sức mạnh pháo binh và độ chính xác cực cao đã khiến cho người Mỹ chỉ còn biết đào hầm nằm im dưới mặt đất, không dám ra ngoài, thậm chí không dám chuyển thương binh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc chịu pháo kích dồn dập suốt nhiều tháng ở Khe Sanh khiến không ít lính Mỹ mắc chứng tâm thần - hội chứng chiến tranh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổng cộng tại Khe Sanh, quân giải phóng đã áp đảo về hoả lực khi bắn tổng cộng 159.000 phát đạn pháo các loại. Phía Mỹ chỉ đáp trả yếu ớt với... 10.900 phát. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một máy bay vận tải khổng lồ của quân đội Mỹ liều lĩnh hạ cánh xuống căn cứ Khe Sanh giữa làn đạn pháo của quân giải phóng và kết cục. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau vài lần cố hạ cánh và thất bại, xác của máy bay vận tải đã chất đống trên mọi đường băng của căn cứ quân sự Khe Sanh. Kết cục là căn cứ này bị cắt đứt đường tiếp viện bằng máy bay vận tải cỡ lớn, phải chuyển sang thả hàng dù hoặc máy bay trực thăng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Số lượng thương binh được lên trực thăng là rất ít, bản thân các phi công trực thăng cũng không dám liều lĩnh hạ cánh giữa làn đạn pháo của quân giải phóng nên rất nhiều thương binh Mỹ phải chờ đợi hàng tuần lễ trước khi đến lượt lên máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đoàn trực thăng CH-47 - loại trực thăng vận tải lớn nhất của Mỹ ở Chiến trường Việt Nam được huy động làm phương tiện chuyển quân, tải thương của Mỹ ra - vào Khe Sanh khi các đường băng đều đã bị phá huỷ. Nguồn ảnh: Pinterest.
PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.