Nơi sản xuất bánh đa nổi tiếng Thái Bình trở thành "làng triệu phú"

Phạm Hưng Thứ sáu, ngày 10/01/2020 14:00 PM (GMT+7)
Làng Me từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa khô, nhưng khoảng 6 năm trở lại đây, người dân mới thực sự giàu lên từ nghề truyền thống nhờ ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Bình luận 0

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Về làng Me (xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) hôm nay, ai cũng ngỡ ngàng trước sự thay đổi của một làng quê nghèo khó một thời. Những con đường bê tông sạch đẹp, ô tô có thể đi đến bất cứ khu dân nào.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Không khó bắt gặp những ngôi nhà cao tầng được xây dựng theo kiểu cách biệt thự sang trọng và hàng loạt tấm phơi bánh đa khô khắp sân.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Làng Me hiện nay có 145 hộ làm nghề sản xuất bánh đa khô truyền thống, tạo việc làm cho hơn 300 lao động. Nhờ có máy móc hỗ trợ sức người, trung bình mỗi ngày cả làng sản xuất ra khoảng 15 tấn bánh đa khô.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Quy trình làm bánh đa khô tại đây gồm rất nhiều bước và phải đến 2 ngày mới cho ra được thành phẩm. Bước quan trọng nhất đó là chọn loại gạo đặc biệt chỉ quê hương lúa Thái Bình mới có.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Gia đình bà Nguyễn Duy Ao, làng Me cho biết: "Ngày trước làm theo phương pháp thủ công, mỗi ngày làm cật lực cũng chỉ được hơn 1 tạ bánh đa khô mà rất tốn sức và vất vả. Từ khi gia đình đầu tư máy móc sản xuất, mỗi ngày sản lượng tăng lên 7 tạ. Trừ mọi chi phí, gia đình bà lãi khoảng 2 triệu đồng/ngày".

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Nhờ áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất, tốc độ tráng nhanh và đều hơn rất nhiều so với việc làm thủ công trước đây. 

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Trong quá trình máy tự động tráng bánh đa, thi thoảng người dân sẽ dùng một chiếc que để kiểm tra chất lượng bột gạo khi xay.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Với những chiếc máy đơn giản như này, một tháng mỗi gia đình tại đây có thể sản xuất ra khoảng 10 tấn bánh đá thương phẩm.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Sau khi tráng bánh đa xong, người dân sẽ mang ra ngoài trời phơi. Nếu có nắng thì chỉ tầm khoảng 3 tiếng là xong, còn nếu trời râm quy trình này có thể kéo dài 8 tiếng.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Tiếp đó bánh đa sẽ được mang về ủ đến đêm rồi dùng máy cắt thành từng sợi và sáng hôm sau lại mang ra phơi.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Anh Nguyễn Văn Tân, làng Me chia sẻ: “Tùy vào quy mô sản xuất từng hộ, mức thu nhập thấp nhất ở đây sau khi trừ hết chi phí sản xuất sẽ lãi khoảng 700.000 đồng/ngày. Còn cao nhất khoảng 4-5 triệu đồng/ngày”.

noi san xuat banh da noi tieng thai binh tro thanh

Mỗi năm, các hộ làm nghề sản xuất bánh đa làng Me hoạt động liên tục trong 9 tháng, chế biến và đưa ra thị trường khoảng 41.000 tấn bánh đa thương phẩm, cho giá trị khoảng 82 tỷ đồng. Sản phẩm của làng nghề không chỉ tiêu thụ trên địa bàn huyện mà còn thông qua các tiểu thương, thương hiệu bánh đa làng Me đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành phố phía Bắc như: Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người tại làng Me đạt 45 triệu đồng/người/năm, cao hơn cả mức thu nhập bình quân đầu người toàn xã là 2 triệu đồng/người/năm. Thu nhập cao, ổn định. Giờ đây mỗi hộ gia đình tại làng Me nghèo khó một thời đã đều trở thành triệu phú. Cái Tết ấm no, sung túc hiện diện trên mọi nẻo đường xóm làng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem