Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản

Thứ hai, ngày 22/11/2021 16:09 PM (GMT+7)
Người trồng cam Khe Mây ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã mắc màn, bọc quả cho cây cam để hạn chế côn trùng phá hoại, giúp tăng năng suất, chất lượng quả.
Bình luận 0


Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 1.

Xã Hương Đô, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, được biết đến là “thủ phủ” cam đặc sản Khe Mây với hơn 300 hộ trồng khoảng 360 ha. Để bảo vệ cam tránh bị côn trùng phá hoại, người trồng cam đã dùng những chiếc màn để mắc lên mỗi gốc cam. Cách làm này vừa đảm bảo quả sạch, lại cho thu nhập cao mỗi năm.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Hương Đô (huyện Hương Khê), cho biết vụ cam năm nay được mùa với sản lượng khoảng 400 tấn. "Cam được mùa nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá bán, lượng tiêu thụ giảm. Giá cam tại vườn từ 25.000-40.000 đồng/kg, có hộ bán giá cam hơn vì đã có thương hiệu”, ông nói.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 3.

Ông Trần Ngọc Vĩnh (trú xã Hương Đô), nói gia đình có khoảng 300 gốc cam đang cho thu hoạch với sản lượng khoảng 10 tấn, trừ chi phí sẽ thu về vài trăm triệu đồng. "Ngoài giống cam tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì mắc màn bảo vệ đã giúp giảm thiểu côn trùng phá hoại, tăng năng suất, chất lượng quả", ông nói.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 4.

Người dân địa phương cho biết cam Khe Mây trồng trên các ngọn đồi, cây sẽ cao 2-5 m, tán rộng hơn 2 m. Từ giữa tháng 7, khi cam đậu quả, người dân sẽ mua màn lưới hình vuông trùm lên cây để tránh ruồi vàng, bướm và bọ xít châm quả. Mỗi chiếc màn được dùng khoảng 2 vụ cam, khi mục sẽ thay mới.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 5.

Ông Đinh Văn Nhâm (HTX Long Nhâm), nói đơn vị có hơn 30 hộ, trồng gần 70 ha với hàng nghìn gốc cam đã cho thu hoạch. Cam được trồng ở đây chủ yếu là giống Xã Đoài và V2.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 6.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 7.

“Cam thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 3 (âm lịch). Mỗi gốc cam sẽ cần 2-3 bộ màn, trùm quanh gốc đến ngọn. Điều này vừa hạn chế côn trùng, vừa giúp quả mọng, đẹp và đảm bảo chất lượng, không thuốc trừ sâu", ông nói và cho biết ngoài phủ màn, người trồng cam còn dùng túi bọc từng quả hoặc tự chế chất dính có mùi để bẫy côn trùng.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 8.

Với những quả cam bị hỏng, người dân cắt bỏ để ủ phân, tạo chế phẩm hoặc rắc vôi bột, chôn lấp xa khu vực trồng để đảm bảo cây không nhiễm bệnh.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 9.

Ngành nông nghiệp huyện Hương Khê thống kê toàn huyện có khoảng 2.000 ha cam, trong đó gần 1.500 ha đã cho thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và được dán tem truy xuất nguồn gốc, thương hiệu khi đưa ra thị trường.

Nông dân Hà Tĩnh bày cách không lạ mà vẫn hay, mắc màn cho từng cây đặc sản, mặc "áo giáp" từng quả đặc sản - Ảnh 10.

"Ngoài kỹ thuật chăm sóc cây sinh trưởng tốt, người dân còn dùng chế phẩm sinh học hay phủ màn lên cây cam nhằm hạn chế các loài côn trùng, sâu bệnh. Việc này giúp quả cam đạt chất lượng, đẹp hơn, tăng giá thành, thu nhập ổn định cho người dân", vị lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, cho hay.


Phạm Trường - Hoàng Dương (Zing.vn)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem