Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP

Trung Nguyên Thứ sáu, ngày 16/09/2022 17:11 PM (GMT+7)
Ngày 16/9, Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP được tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
Bình luận 0

Chương trình do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các Dự án nhỏ, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc và UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức "Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP".

Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Khắc Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP.

Tham dự Diễn đàn có ông Nguyễn Khắc Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Điều phối viên Quốc gia Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP; bà Lại Thị Loan - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk; ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công thương cùng gần 120 đại biểu là Chủ tịch Hội nông dân các cấp, nông hộ, đại diện các tổ hợp tác, HTX trên địa bàn.

Đắk Lắk xếp thứ nhất cả nước về đất nông nghiệp với diện tích 627.000 ha, trong đó đất đỏ bazan chiếm 40% là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn qủa, cây lương thực. San xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn của địa phương

Với sản lượng 557.659 tấn nông sản/năm, việc tiêu thụ nông sản  được đánh giá là khát vọng, bài toán khó và nỗi lo của người nông dân, chủ trang trại, chủ vườn và các tổ hợp tác, HTX và lãnh đạo các cấp.

Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Tỉnh Đắk Lắk có 72 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 4 sao

Đến nay, tỉnh Đắk Lắk có 72 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 4 sao, thuộc các nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương như cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng. Cùng với đó, tỉnh đang hướng đến phát triển ngành dịch vụ du lịch và bán hàng, phát huy nền tảng văn hóa tinh thần, văn hóa truyền thống của các dân tộc. 

Mục tiêu đến năm 2025 có thể nâng cấp, chuẩn hóa, hoàn thiện khoảng 250 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, có ít nhất 3 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia. Đồng thời tăng cường ứng dụng các giải pháp số trong sản xuất, thương mại sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực cho OCOP và bán hàng.

Để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực thành sản phẩm OCOP, tỉnh định hướng ưu tiên ứng dụng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất, phát triển thương mại – dịch vụ nông sản theo hướng bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên 23-24%, ngành trồng trọt 70-72%, ngành dịch vụ 5-6%; tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,…

Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Chuyên gia chia sẻ tại Diễn đàn Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số thông qua những sản phẩm OCOP

Tại diễn đàn, các đại biểu tập trung trao đổi các nội dung liên quan đến việc xác định các sản phẩm nông nghiệp gắn với thế mạnh từng địa phương để có định hướng phát triển sản phẩm phù hợp.

Đối với ngành hàng, nhóm sản phẩm chủ lực có khối lượng lớn như: cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chuối, sầu riêng, bơ, mít, xoài, chanh dây… cũng như các chủ thể sản xuất như: hộ gia đình, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp… cần liên kết, hợp tác tiêu thụ nông sản ở cả 4 thị trường: tại chỗ, vùng miền, toàn quốc và xuất khẩu. 

Đề xuất những phương án tránh ùn ứ, khê đọng, hư hao, xuống cấp từ khâu thu mua – vận chuyển – bảo quản – đóng gói thành phẩm và thanh khoản với người dân.

Phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập của người dân. Đồng thời, tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường, nâng tầm thương hiểu sản phẩm của mỗi đơn vị khi triển khai chương trình OCOP.

Song song với Diễn đàn chuyển đổi số, trong sáng 16/9, Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Ban Quản lý Dự án, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn Bảo hiểm nông nghiệp dành cho đại diện hội nông dân ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm nông nghiệp và các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp hiện nay. Chia sẻ kinh nghiệp thực hiện bảo hiểm nông nghiệp trong nước và quốc tế, cung cấp thông tin các khái niệm chính về bảo hiểm và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, Quy định và chính sách bảo hiểm nông nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp hiện có.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem