|
Nhiều xã vùng sâu ở Vĩnh Long được trang bị máy tính để người dân truy cập Internet. Ảnh: thanh đức |
Anh Nguyễn Văn Bảy, xã An Bình, huyện Long Hồ là dân chuyên làm nhãn sấy. Nhưng vài năm trở lại đây nhãn sấy không còn là nghề "thời thượng", do đầu ra gặp khó khăn, có khi bị lỗ nặng nề. Lân la ở các quán cà phê, nghe người ta kháo nhau "muốn gì lên mạng tìm", trong đầu anh Bảy nảy ra ý tưởng làm ăn mới.
Học bóc nhãn, nuôi gà Mông
Anh Bảy mua máy vi tính, rồi nhờ cô con gái đang học đại học chỉ vài "chiêu" lên mạng. Trong những lần lang thang trên mạng, anh Bảy bắt gặp cái nghề "bóc cơm nhãn" phù hợp với vùng quê của mình. Sau khi tìm hiểu kỹ, anh ra Đồng Đăng (Lạng Sơn) học nghề bóc cơm nhãn. Anh Bảy kể tiếp: “Hồi đó tôi chưa hình dung Đồng Đăng ở đâu.
Tôi đang tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà Ai Cập trên Internet. Giống gà này, con trưởng thành trọng lượng trên 4 kg/con. Gia đình tôi đang nuôi thử nghiệm hơn 50 con.
Ông Nguyễn Văn Lai, xã Chánh An, huyện Mang Thít
Khi tới nơi thấy mình ở trong Nam ra, người ta thương hướng dẫn rất nhiệt tình. Một tuần sau quay về nhà nói lại bà con ở xóm, ai cũng cho mình liều. Nghĩ ra thấy mình cũng liều thiệt...”. Hiện cơ sở bóc cơm nhãn của anh tạo việc làm hơn 50 nhân công. Mỗi tháng anh xuất hơn 1 tấn thành phẩm cơm nhãn ra Đồng Đăng.
Ông Nguyễn Văn Lai, ở xã Chánh An, huyện Mang Thít, rất mê muôi gà, do dịch bệnh liên tiếp, giá cả không ổn định, làm nhiều phen ông mất ngủ với đàn gà công nghiệp, Lương Phượng thả vườn. Nghe người bạn bảo, lên mạng mà tìm vật nuôi mới, nhưng khổ cái, ông lại mù tịt về vi tính.
Ông quyết định ra huyện học vi tính. Khi có kiến thức "kha khá", ông lên mạng và phát hiện gà Mông - giống gà của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nuôi có thể làm giàu. Ông tìm hiểu qua mạng và biết được điểm bán giống tận ở huyện Đông Anh, Hà Nội. “Biết tôi đi mua gà Mông, bà con địa phương nói tôi "ngông".
Gà Mông sống ở vùng cao phía Bắc, đem về nuôi biết nó có quen với thổ nhưỡng vùng đồng bằng, tôi cũng thấy lo lo. Nhưng đã quyết thì liều một phen. Gom được 50 triệu đồng, tôi khăn gói đón tàu hỏa ra Hà Nội. Nhìn thấy gà Mông mê quá, tôi hốt 3.000 con, hết 45 triệu đồng, chỉ chừa lại vài triệu đồng làm lộ phí về” - ông Lai kể.
|
Nuôi gà trên mạng |
Vào mạng bán hàng
“Chỉ cần chiếc máy vi tính để bàn, sang hơn thì máy xách tay với chiếc Dcom - 3G vài trăm nghìn đồng là có thể truy cập mạng mọi lúc mọi nơi. Nếu có thời gian thì vào các quán cà phê wifi vừa giải khát, nghe nhạc vừa lướt web mà không phải tốn thêm tiền…”, anh Nguyễn Văn Bảy (xã An Bình, huyện Long Hồ) đang click chuột lướt web rất thành thạo, nói. Anh Bảy rất tự tin: “Bây giờ cần gì thì cứ gõ Google là có đầy đủ. Tất cả buôn bán, giao dịch tui đều qua mạng rất tiện lợi”.
Anh Bùi Minh Tiếu (xã Qưới An, huyện Vũng Liêm) kể say sưa về chuyện lên mạng tìm kỹ thuật áp dụng cho gần 10 công xoài núm nghịch mùa, trái sai. Anh Tiếu cười tươi: “Tôi lên mạng tìm kỹ thuật để cho xoài trái mùa nghịch và liên tiếp trúng trái mấy năm liền”.
Sau vài năm áp dụng thành công cho xoài ra trái nghịch mùa, anh Tiếu hướng dẫn lại cho bà con làm. Nhiều ND trồng xoài núm ở Qưới An và các vùng lân cận bắt chước anh Tiếu lên mạng xử lý xoài mùa nghịch và kỹ thuật chăm sóc xoài rất hiệu quả.
Vĩnh Thanh Đức
Vui lòng nhập nội dung bình luận.