Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhiều điểm sáng trong công nghệ giống
Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành NN& giai đoạn 2013-2020, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành 12 chương trình, nghị quyết và các văn bản nhằm cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để hướng đến phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Một trong những bước đi chiến lược của Hà Nội, đó là tập trung ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa cho biết, thông qua các chính sách, việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ.
Trong đó, trồng trọt chủ yếu ứng dụng công nghệ nhân giống, ưu thế lai và công nghệ gen để chọn tạo các giống cây trồng có các đặc tính ưu việt, phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố. Đến nay, thành phố đã xây dựng được trên 120 mô hình, vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, có 15 giống lúa chất lượng được gieo cấy trong chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao, chủ lực.
Lĩnh vực chăn nuôi cũng đã được ứng dụng, cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phối và cấy truyền hợp tử.
Nổi bật là cải tiến nâng cao chất lượng bò sữa, bò thịt, đưa các giống bò mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất bò thịt như: Bò lai Sind, Brahman, Droughtmaster, BBB, Angus. Đặc biệt là bò BBB được xem là điểm sáng trong chăn nuôi bò thịt của Hà Nội, giúp các hộ chăn nuôi thu được hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, những thành tựu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ là sự đột phá của chăn nuôi Hà Nội. Có thể nói, ngành nông nghiệp Hà Nội đã dần làm chủ công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong việc lai tạo và sản xuất giống vật nuôi quý, chất lượng cao, tạo sự đa dạng và phong phú về nguồn gen, giống cao sản, qua đó giảm sự phụ thuộc vào con giống nhập khẩu.
"Những kết quả đạt được là đòn bẩy tạo sức bật cho sản xuất nông nghiệp của TP, bảo đảm tăng trưởng đều và ổn định. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô sẽ tập trung nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ phục vụ sản xuất theo chuỗi giá trị, ưu tiên chế biến sâu để tạo giá trị gia tăng cho các mặt hàng nông nghiệp" – ông Đăng nói.
Phù hợp quá trình đô thị hóa
Với phương châm "đi ngay, đi nhanh và đi chính xác, lựa chọn cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, công nghệ ứng dụng phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh là chính", Hà Nội cũng đã định hình được 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó, có 105 mô hình thuộc lĩnh vực trồng trọt, 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 15 mô hình thuộc lĩnh vực thủy sản và 1 mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
Tại các vùng trồng rau của thành phố đã có 127ha nhà lưới, 47ha ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, 7 nhà sơ chế rau. Đối với sản xuất hoa, Hà Nội hiện đã có khoảng 150,8ha trồng hoa có nhà màng, nhà lưới, hệ thống điều hòa, máy điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng, sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm… Còn trong sản xuất cây ăn quả, Hà Nội có 1.127ha ứng dụng công nghệ cao (chiếm 6,2% tổng diện tích cây ăn quả toàn thành phố)...
Theo Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành NNPTNT, trong đó, tập trung vào các nhiệm vụ: Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
Hiện Hà Nội đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo đối với 100% đàn bò sữa và 80% đàn bò thịt; 83% đối với đàn lợn. Trong nuôi trồng thủy sản, các cơ sở sản xuất của thành phố đã ứng dụng công nghệ cao vào một số khâu như làm giàu ô xy bằng quạt nước trên diện tích 6.000ha, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường trên 9.000ha, sử dụng công nghệ Biofloc được gần 17ha…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.