Hôm qua (26.9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thảo luận về dự án Luật Giá. Trình bày tại phiên họp về quan điểm xây dựng dự luật này, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết: Phải khẳng định quyền tự chủ, quyền cạnh tranh về giá của tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh theo tín hiệu thị trường.
|
Việc quản lý giá các mặt hàng vẫn cần có bàn tay can thiệp của nhà nước. |
Cụ thể, để tăng tính minh bạch của giá cả thị trường, dự luật bỏ đi một trong những biện pháp quản lý giá quan trọng từ trước đến nay là: “Trợ giá nông sản khi giá thị trường xuống thấp gây thiệt hại cho người sản xuất; trợ giá hàng hóa, dịch vụ quan trọng thiết yếu khác” thay bằng biện pháp “áp dụng các biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với pháp luật và cam kết quốc tế”.
Ông Huệ cho rằng, đây là một dự luật rất “nhạy cảm”; khi xây dựng dự luật này, các tổ chức thương mại Mỹ, châu Âu “soi” rất kỹ.
Trong phần phát biểu của mình, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cũng thể hiện rõ quan điểm phải hạn chế tối đa việc can thiệp vào giá cả thị trường; việc can thiệp chỉ được tiến hành trong trường hợp đặc biệt, với những đối tượng khó khăn.
“Cái gì cũng bình ổn thì loạn thị trường. Thị trường xăng dầu, người lương thấp, nhà nghèo phải được hỗ trợ về giá, còn người đi ô tô phải chịu giá cao” – Chủ tịch QH nói.
Thảo luận sâu về dự án luật, nhiều ý kiến cho rằng, dù giá cả phải hướng theo thị trường nhưng vẫn cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng, danh sách các mặt hàng thiết yếu nên để cho Chính phủ quyết định tùy theo tình hình thị trường.
Theo tờ trình của Bộ VHTTDL về dự án Luật Quảng cáo, hiện đang xảy ra hiện tương các doanh nghiệp lợi dụng những cán bộ, công chức có uy tín hoặc các tổ chức, cơ quan nhà nước để xây dựng nội dung quảng cáo gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy, dự luật quy định, việc mượn hình ảnh, lời nói… của cá nhân, tổ chức nêu trên phải được quản lý; phải được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức đó.
Tuy nhiên, ông Phùng Quốc Hiển lại cho rằng cần đưa danh sách này vào luật để tạo sự ổn định cho thị trường. Thậm chí, về vấn đề quyền hạn quyết định giá các mặt hàng này cũng có độ “vênh”. Bộ Tài chính đề nghị việc quyết định giá các mặt hàng thiết yếu nên để Thủ tướng, các bộ trưởng và UBND các tỉnh quyết định.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho rằng việc bình ổn giá phải thống nhất trên phạm vi cả nước. Trong khi đó, Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng phải có chính sách hỗ trợ riêng cho các vùng dân tộc, hải đảo. Thậm chí, về công tác thẩm định giá của Nhà nước, bà Trương Thị Mai - chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng cần minh bạch các thủ tục, tiêu chí để tránh xảy ra tình trạng thẩm định sai, gây thất thoát như việc đã xảy ra là giá thuốc bệnh viện công mua vào cao hơn giá thị trường.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khẳng định quan điểm bình ổn giá, hỗ trợ các đối tượng khó khăn trong việc việc mua, sử dụng các hàng hóa dịch vụ là cần thiết. Tuy nhiên, Chủ tịch khẳng định các chính sách hỗ trợ của Nhà nước không chỉ là phương án quản lý giá. Chẳng hạn, Nhà nước đã và sẽ đầu tư ngân sách vào bệnh viện, trường học. Việc này sẽ làm giảm học phí, viện phí; mà thực chất các dịch vụ đó cũng là một thứ hàng hóa.
Sỹ Lực
Vui lòng nhập nội dung bình luận.