Nuôi lợn rừng
-
Từng là tay săn lợn rừng có tiếng ở vùng rừng núi huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, giờ đây chàng trai Pa Cô Hồ Xuân Trạch sở hữu trang trại lợn rừng lớn. Điều đặc biệt, đàn lợn rừng hiện nay được Hồ Xuân Trạch gây nuôi, nhân giống từ 5 con lợn rừng hiếm hoi mà anh đã cố săn được trong rừng rậm trước khi "giã từ vũ khí", đoạn tuyệt với nghề săn thú.
-
Chị Đồng Thị Diễn (SN 1991) ở thôn A Lễ, xã Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã thành công trong việc nuôi lợn rừng. Mỗi năm cơ sở chăn nuôi của Hotgirl 9X này xuất ra thị trường cả chục tấn lợn rừng-loài lợn lông cứng như chổi xể. Từ bỏ công việccông nhân ở khu công nghiệp, nay Diễn đã trở thành bà chủ của cơ sở nuôi lợn rừng có tiếng.
-
Những năm qua, nhờ được các cấp Hội nông dân tập huấn, dạy nghề, anh Cà Văn Tiềm, dân tộc Thái, bản Na Ngua, xã Mường Lựm (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn bỏ nương ngô, nương sẵn chuyển đổi sang nuôi dê núi, lợn rừng.
-
Ngựa bạch, lợn rừng, thỏ, loài dúi rừng ăn tre nứa... là những mặt hàng đắt khách trong dịp Tết cổ truyền. Thời điểm này, nông dân trong tỉnh Bắc Giang đang dồn sức chăm sóc đàn vật nuôi đặc sản, chuẩn bị đưa ra thị trường sản vật chất lượng tốt nhất.
-
Chịu khó học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lương Văn Chung ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn đã mạnh dạn đầu tư đào ao nuôi cá với diện tích hơn 1 ha, thu lãi 300 triệu đồng mỗi năm. Mô hình nuôi cá, nuôi lợn rừng của anh Chung là một trong những cách làm giàu ở nông thôn.
-
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt từ con đặc sản, như: nhím, ba ba gai, rùa câm, lợn rừng... nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư để phát triển. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, việc tiêu thụ con đặc sản rất khó khăn, trầy trật, giá rớt thảm, rùa câm đang từ 25-27 triệu đồng/kg rớt xuống còn 5-7 triệu đồng/kg...
-
Qua sự giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi lợn rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Đắc tại thôn Chung, xã Xuân Phú, huyện Yên Dũng (Bắc Giang). Ông Đắc với mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng, mỗi năm cho thu lãi 250-300 triệu đồng...
-
Trang trại chăn nuôi lợn rừng thuộc Hợp tác xã (HTX) Mu Hoom của ông chủ 9X Lương Thanh Tuấn tại xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, (Lạng Sơn) được xây dựng theo quy trình chăn nuôi khép kín. Đặc biệt đây là mô hình khép kín từ khâu chăn nuôi đến khâu giết mổ để cung cấp sản phẩm thịt lợn sạch ra thị trường. Thịt lợn rừng ở đây mổ thịt đến đâu bán hết đến đó, chạy như tôm tươi.
-
Ông Hoàng Thanh Giang ở xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình là người có vườn dổi quý lớn nhất đất Mường. Sau nhiều năm vườn dổi đã khép tán, ông đã quây hàng rào thả đàn lợn rừng. Cách làm này không chỉ giúp ông có cả trăm "nhân công" trông nom, dọn cỏ cho vườn cây quý chả tốn 1 xu tiền công mà còn thu thêm hàng trăm triệu đồng.
-
Thất bại trong quá trình chăn nuôi lợn siêu nạc anh Nguyễn Trí Dũng ở Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) quay ra đầu tư nuôi lợn rừng, lợn Móng Cái thả rông đi lông nhông trong thung lũng hẹp và đã thành công.