Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
TS. Lê Thanh Lựu - Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), chia sẻ như thế tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành thủy sản tại Việt Nam - Aquaculture Vietnam 2024, tổ chức tại TP.HCM, ngày 10/9.
Nuôi trồng thủy sản thiệt hại nặng nề do siêu bão số 3 Yagi
Siêu bão số 3 Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho cho ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Theo thống kê mới đây của Bộ NNPTNT, tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương… đã có trên 1.500 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi.
Riêng Quảng Ninh có tới trên 1.000 lồng bè thủy sản nuôi ở vùng biển bị hư hỏng, cuốn trôi, các hộ ngư dân thiệt hại từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Theo ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, do bão quá lớn càn quét, Hải Phòng, Quảng Ninh mất điện diện rộng, ảnh hưởng đến nuôi tôm.
Khu vực Cát Bà (Hải Phòng) đến nay vẫn chưa kiểm đếm được thiệt hại. Trong khi đó, tại Quảng Ninh, các dây hàu nuôi bị đứt hết, vùng nuôi hàu cơ bản mất trắng.
TS. Lê Thanh Lựu - Giám đốc Trung tâm ICAFIS cho biết, biến đổi khí hậu vẫn là thách thức lớn nhất đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như nghề nuôi trồng thủy sản.
Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ tăng cao, mực nước biển dâng và các loại hình thời tiết cực đoan đang tác động trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Lâu nay, nhiều nông dân vẫn quen đưa lồng bè ra sông, biển nuôi trồng thủy sản mà thiếu phương án phòng bị, không lường trước rủi ro, thiệt hại.
"Các yếu tố như vùng nuôi kín gió tưởng là thuận lợi đã biến thành bất lợi trước sức tàn phá của siêu bão. Cần thiết phải có định hướng cho nghề nuôi trồng thủy sản để thích ứng biến đổi khí hậu", TS. Lựu.
Ngoài ra, các áp lực giảm phát thải khí nhà kính, chi phí đầu vào tăng cao, chất lượng con giống và công nghệ nuôi trồng cũng đòi hỏi thay đổi phương thức sản xuất phù hợp; xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh.
Định hướng lại để phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản
Ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội thủy sản Việt Nam chia sẻ, thông tin từ các hội viên nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh miền Bắc cho biết, thiệt hại do bão số 3 Yagi gây ra lên đến 99%. "Như thế đồng nghĩa với mất trắng", ông Thắng nói.
Trước mắt, Hội thủy sản Việt Nam kêu gọi đóng góp từ các nơi để hỗ trợ bà con bị thiệt hại.
Tại Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thủy sản Aquaculture Vietnam 2024 sắp tới đây, Hội thủy sản Việt Nam sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề để phân tích sâu hơn về thiệt hại nguyên nhân, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.
Rõ ràng, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi biển cần nhìn nhận, định hướng lại cách thức ứng phó với rủi ro do bão lũ.
"Bài học từ bão số 3 Yagi cũng buộc nghề nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh thành miền Trung, miền Nam không thể chủ quan lơ là", ông Thắng nói.
Theo Cục thủy sản, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt trên 2,43 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2023.
Tuy nhiên, ngành thủy sản nói chung vẫn đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
Thêm vào đó, ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũng gây ra nhiều khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy sản.
Theo ông Thắng, Aquaculture Vietnam 2024 sắp tới sẽ tập trung vào một số giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, giảm phát thải khí nhà kính trong nuôi trồng thủy sản là một yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế xanh bền vững.
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thủy sản Aquaculture Vietnam 2024 diễn ra từ ngày 9-11/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Aquaculture Vietnam 2024 dự kiến quy tụ hơn 100 đơn vị trưng bày và thu hút khoảng 4.000 khách tham quan từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Aquaculture Vietnam 2024 không chỉ là nơi giao thương mà còn là diễn đàn khoa học, cập nhật công nghệ và xu hướng mới của ngành, trong đó sẽ có nhiều đơn vị quốc tế đưa công nghệ và giới thiệu thiết bị phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực thủy sản.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.