Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.
Theo ABC News, việc ông Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un không đạt thỏa thuận chung đã cho thấy Triều Tiên không dễ dàng bị đánh giá thấp.
Mỹ bước vào hội nghị thượng đỉnh lần hai với mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn diện trên bán đảo Triều Tiên, nhưng mục tiêu này nhanh chóng sụp đổ khi Triều Tiên thông báo chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa một phần đổi lấy dỡ bỏ cấm vận.
Nhưng hai nhà lãnh đạo cũng tìm được tiếng nói chung. Đó là ông Kim khẳng định không tiếp tục thử tên lửa và vũ khí hạt nhân. Vậy nên, Mỹ và Triều Tiên không rơi vào tình trạng căng thẳng như trước đây, theo ABC News.
Thêm một thông tin có lợi cho ông Kim là việc Mỹ và Hàn Quốc đồng ý ngừng tập trận quy mô lớn để thúc đẩy hòa bình trên bán đảo.
Giới phân tích đánh giá, ông Kim có thể chưa khiến Mỹ và Liên Hợp Quốc dỡ bỏ cấm vận, nhưng cuộc gặp đã cho thấy ông Kim sẵn sàng bày tỏ sự cứng rắn, không nhún nhường đối phương, dù đó là ông Trump – một bậc thầy về nghệ thuật đàm phán.
Đến cuối cùng, Triều Tiên không chỉ vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân mà còn bảo lưu quyền chế tạo, phát triển tên lửa và hạt nhân để làm đòn bẩy cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Ông Kim đã hai lần đến thăm Trung Quốc trước khi tham dự hội nghị thượng đỉnh lần hai ở Hà Nội.
Tại hội nghị thượng đỉnh lần hai, ông Kim cũng nêu rõ lập trường hơn, thay vì những tuyên bố chung chung của cả hai bên ở Singapore hồi năm ngoái.
Sau cuộc đối thoại không thành công, ông Trump vẫn lên tiếng ca ngợi ông Kim và mối quan hệ thân thiện và xây dựng mà hai người gây dựng được.
Điều quan trọng là ông Trump vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán và đó có thể là điều ông Kim mong muốn.
Đối với các quốc gia trong khu vực, đàm phán không thành công đem đến nhiều ý nghĩa. Với Hàn Quốc, đó sự chững lại trong tiến trình hòa bình trên bán đảo mà Tổng thống Moon Jae-in luôn hướng đến.
Ông Moon muốn xây dựng cộng đồng kinh tế liên Triều, thúc đẩy nên kinh tế Hàn Quốc và tạo thêm việc làm cho người lao động Triều Tiên.
Với Nhật Bản, quốc gia Đông Á chỉ muốn một thỏa thuận toàn diện, chứ không phải là nhượng bộ của Mỹ với Triều Tiên.
Việc ông Trump không chấp nhận đề xuất giải trừ hạt nhân từng bước mà Triều Tiên đưa ra đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Với Trung Quốc, Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Mỹ cần phải dỡ bỏ cấm vận để Triều Tiên có thể phi hạt nhân hóa. Động thái của ông Kim tại hội nghị thượng đỉnh đã thể hiện rõ quan điểm này.
Chủ tịch Triều Tiên Kim jong Un tươi cười bắt tay Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi ông Trump chuẩn bị rời Việt Nam bay về...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.