Ông Trump trúng cử tổng thống Mỹ: Kinh tế toàn cầu thêm cú sốc Brexit?

Trần Giang Thứ tư, ngày 09/11/2016 15:42 PM (GMT+7)
Nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải chịu cú sốc Brexit, khi ông Donal Trump trở thành tổng thống Mỹ. Điều đáng lo ngại nhất đó là tính bất trắc trong điều hành chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ.
Bình luận 0

Ngày 9.11, ông Donal Trump, Đảng Cộng Hoà đã chính thức vượt qua ứng cử viên Hillary Clinton để trở thành tân tổng thống Mỹ kế tiếp. Kết quả này như một gáo nước lạnh dội vào nền kinh tế toàn cầu.

Thêm một cú sốc Brexit

Phản ứng mạnh mẽ nhất đó là thị trường chứng khoán toàn cầu nhuốm sắc đỏ và giá vàng bật tăng mạnh. Theo đó, giá vàng tăng mạnh nhất trong hơn 5 tuần qua. Vàng đánh dấu mức tăng theo ngày lớn nhất kể từ tháng 6.2016, khi đó, vàng tăng 8% sau khi Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Còn thị trường chứng khoán thế giới thì chìm trong sắc đỏ. Chỉ số Dow Futures rơi tự do 800 điểm vào lúc 12h theo giờ Việt Nam, sau đó phục hồi, giảm còn 400 điểm và trái phiếu phục hồi khi các thị trường lo sợ Donald Trump có thể châm ngòi cho sự thất vọng.

Chỉ số S&P 500 Futures cũng chìm hơn 5% trước thời điểm nửa đêm theo giờ địa phương. Khối lượng giao dịch các hợp đồng tương lai eMini S&P cao hơn 17 lần so với mức bình quân hàng ngày.

Cùng diễn biến, thị trường chứng khoán trong nước cũng giảm điểm. Tính tới thời điểm 13h18p, chỉ số VnIndex giảm 15,1 điểm (2,23%) xuống 661,36 điểm; Hnx-Index giảm 2 điểm (2,48%) xuống 79,24 điểm.

Bình luận về phản ứng của thị trường, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI), thị trường phản ứng như vậy là vì người ta bất ngờ với kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, giống như kết quả Brexit hồi tháng 6, khi nước Anh quyết định rời khỏi EU.

imgÔng Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCK Sài Gòn (SSI)

“Thị trường chứng khoán thế giới sẽ có biến động mạnh một đến 2 phiên, sau đó lại trở lại bình thường thôi. Thị trường chứng khoán trong nước cũng vậy, sẽ có một vài phiên tiêu cực và sau đó lại đâu vào đấy cả”, ông Hưng nhận định.

Theo ông Hưng, việc ai làm tổng thống Mỹ cũng vậy cả thôi, bởi một mình tổng thống Mỹ không thể làm được gì cả. Khi ngồi vào cương vị đó, họ cũng phải vì quyền lợi của đất nước họ.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy Đại học Fulbright Việt Nam, cũng cho rằng, thị trường phản ứng tiêu cực là do họ lo ngại tính bất trắc về chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ dưới sự điều hành của tổng thống Donal Trump.

“Thị trường tài chính luôn ghét tính bất trắc và do vậy chịu ảnh hưởng tiêu cực của việc ông Trump thắng cử. Khi tính bất trắc càng cao thì thị trường phản ứng càng tiêu cực”, ông Thành phân tích.

TTP đáng lo ngại?

Một tác động tới nền kinh tế Việt Nam khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP) sẽ bị tiêu tan với chính sách kinh tế đối nội của tân Tổng thống Mỹ.

Theo ông Thành, ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ được cho sẽ có chính sách không tốt cho nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam khi ông đe doạ đàm phán lại các hiệp định thương mại, tăng cường tính bảo hộ nền kinh tế trong nước sẽ tác động tới nền kinh tế toàn cầu.

imgÔng Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy Đại học Fulbright Việt Nam

“Với Việt Nam, việc ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, TPP coi như sẽ không còn nữa. Đấy là tác động đầu tiên. Theo đó, lợi ích từ chiến lược hội nhập sâu và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi ông Trump thực thi chính sách bảo hộ kinh tế nội địa mạnh hơn”, ông Thành nhận định.

Cùng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), phân tích, với tất cả diễn biến trước bầu cử, thị trường lo ngại ông Donal Trump ở tính bất định, đường hướng chiến lược chính sách của Hoa Kỳ.

“Điều quan trọng hơn, với góc nhìn của ông Trump là hướng nội, không cổ vũ cho tự do hoá thương mại đầu tư, thì chắc chắn có ảnh hưởng đến việc phê chuẩn và chiến lược xoay trục TTP như là điểm nhấn của thời chính quyền Obama. Gắn lo ngại nữa, tính bất định ấy có thể có những rung lắc nhất định với thị trường tài chính, đồng USD. Còn chờ xem thị trường phản ứng thế nào”, ông Thành bình luận.

Một tác động nữa, theo ông Nguyễn Xuân Thành, đó là chính sách xoay trục Châu Á, vốn đã yếu khi được thông qua vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Black Obama, thì nay không còn động lực nào nữa.

“Tuy nhiên dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đến Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Quyết định vẫn là chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam và nỗ lực phát triển thị trường tài chính nội địa và cải thiên môi trường đầu tư trong nước”, ông Thành phân tích.

Tuy nhiên, theo ông Võ Trí Thành, nếu nhìn dài và sâu một chút, thì thấy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực quan trọng với Hoa Kỳ cả về thương mại, đầu tư, địa chính trị. Cho nên là dù có ai đứng đầu nước Mỹ, cũng không thể bỏ qua khu vực này được, cũng không tách rời khỏi chiến lược của Hoà Kỳ được. Đấy là chưa nói, ông Trump cũng là một, mặc dù là quan trọng nhất của nước Mỹ, cũng chỉ là một vì còn rất nhiều lợi ích, sức ép khác.

imgTS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM)

“Cuối cùng là một vị tổng thống của nước Mỹ, có thể giữa quá trình tranh cử với cách nhìn nhận lại và thực thi một chính sách của một vị tổng thống cũng có thể xảy ra. Cho nên cũng không nên quá lo ngại”, ông Võ Trí Thành hy vọng.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Donal Trump, Đảng Cộng Hoà, tuyên bố chính sách thương mại sẽ hướng nội. Cụ thể, ông Trump đã từng nói ông sẽ tăng mức thuế nhập khẩu lên 45% trên tất cả mặt hàng nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Capital Economics nhận định điều này sẽ làm tổn thương ngành điện tử của Trung Quốc vốn chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.

Một tuần trước ngày bầu cử, khả năng ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đã ảnh hưởng lên cổ phiếu và tiền tệ. Theo đó, các cổ phiếu ở thị trường Châu Á giảm mạnh trong tuần trước khi có tin rằng khoảng cách giữa ông Trump và bà Clinton đã thu hẹp bởi vì ông Trump sẽ tạo biến động cho thị trường chứng khoán và tiền tệ.

Ngược lại, một nhiệm kỳ tổng thống của bà Clinton được xem là tích cực cho thị trường. Xu hướng dài hạn và chu kỳ là quan trọng hơn nhiều, chẳng hạn như những chính sách kinh tế, tổng thống mới sẽ hậu thuẫn để hỗ trợ kinh tế Mỹ tăng trưởng. Nếu Mỹ tiếp tục tăng trưởng thì có thể giúp nhu cầu tăng trên toàn cầu và kéo theo tăng trưởng.

Tuy nhiên, nếu Mỹ muốn bảo hộ nền kinh tế của mình nhiều hơn thì sẽ khiến các nhà xuất khẩu châu Á tìm kiếm thị trường mới và các đối tác thương mại mới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem