Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Được biết, anh Lê Mạnh Quy là người đầu tiên trên địa bàn huyện thử nghiệm và trồng thành công cây trà hoa vàng trên đất đồi.
Khởi đầu gian nan
Chúng tôi đến nhà khi anh Quy đang đi thăm vườn dược liệu. Cả vườn đồi bạt ngàn, nhưng cây nào khỏe, cây nào yếu, cây được trồng thời gian nào anh Quy đều nắm rõ như lòng bàn tay. Anh Quy vui vẻ cho biết: “Trồng cây dược liệu cũng lắm công phu, nhất là trà hoa vàng bởi đây là loài cây khó tính. Muốn cây sinh trưởng tốt, người trồng phải hiểu cây, biết nó cần gì, thiếu gì để từ đó bón phân “3 đúng”: Đúng loại, đúng thời điểm và đúng liều lượng”.
Trước khi “bén duyên” với cây trà hoa vàng, anh Quy từng là chủ một doanh nghiệp xây dựng có tiếng, đã thi công nhiều công trình khắp mọi miền đất nước. Năm 2013, anh Quy nghe báo đài nói nhiều đến giá trị dược liệu của cây trà hoa vàng, huyện Hải Hà quê anh cũng có loại cây này nên anh bắt đầu để ý, tìm hiểu. Anh Quy cho hay: “Cây trà hoa vàng sống trong rừng sâu, nhưng đang bị bà con săn lùng đào bán sang Trung Quốc để kiếm lời. Trăn trở với loài cây dược liệu quý có nguy cơ bị tận diệt, tôi quyết định bỏ nghề xây dựng về quê mua đất tìm cách trồng, khôi phục lại giống cây dược liệu này”.
Mỗi năm anh Quy dùng 20 tấn phân bón NPK Lâm Thao để bón cho vườn dược liệu. Ảnh: Thu Hà
Khi biết anh quyết định mua lại 3ha đất đồi hoang hóa để đầu tư 3 tỷ đồng trồng trà hoa vàng, vợ anh suýt “nổi đóa”. “Vợ tôi phản đối cũng có lý của cô ấy. Lâu nay vườn đồi bị bỏ hoang vì đất quá xấu, đến nỗi cây cỏ cũng không mọc nổi thì sao mình trồng được cây gì? Mà đúng là chất đất ở đây xấu thật. Tôi cho máy móc xới đất lên, nhưng gặp toàn sỏi đá to, hỏng cả máy. Tuy nhiên, tôi luôn quan niệm rằng không có đất đai xấu, chỉ có người sử dụng không biết cải tạo mới để đất xấu, đất vô giá trị” - anh Quy tâm sự.
Để khai hoang đất, anh Quy tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ. Bên cạnh đó, để đất thêm màu mỡ, tơi xốp, anh đặt mua vài chục tấn phân chuồng trộn vào đất. Vừa cải tạo đất, anh vừa tìm thu gom cây trà hoa vàng để trồng trên đất đồi nhà mình. Có lần, anh lặn lội sang tận Trung Quốc thu mua lại cây với giá cả triệu đồng một cây. Độ “chịu chơi” của anh Quy cũng là đề tài bàn tán của người dân trong vùng suốt một thời gian dài. Nhiều người ác ý bảo anh “khùng”, thích ném tiền qua cửa sổ.
Lúc đầu đưa trà hoa vàng từ rừng sâu về trồng trên đất đồi, anh Quy gặp khó khăn trăm bề. Trời nắng nóng kéo dài, cây quý bạc triệu chết thành củi khô nhiều không kể xiết. Anh Quy cho biết, đây là loài cây khó tính, ở huyện Hải Hà anh là người đầu tiên thử nghiệm trồng. Theo anh tìm hiểu, hiện chưa có tài liệu nào hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trà nên vừa trồng, anh vừa phải mày mò tìm ra phương pháp chăm sóc cây tốt nhất.
NPK Lâm Thao cho hiệu quả cao
Anh Trần Văn Thành - Chủ tịch Hội ND xã Quảng Minh cho biết: “Hàng năm, Hội ND xã đều phối hợp các công ty phân bón uy tín, trong đó có Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện cung ứng phân bón và xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất trên cây lúa, rau màu cho bà con ND. Hầu hết người dân trong xã đều tin tưởng và ủng hộ chương trình phân bón của Hội ND. Tuy nhiên, cây dược liệu là cây trồng mới, việc triển khai các mô hình trình diễn cây dược liệu vẫn chưa thực hiện nhiều tại các xã. Hầu hết người dân vẫn trồng, chăm sóc, bón phân theo kinh nghiệm của bản thân và truyền tai nhau”. |
“Đơn giản như việc bón phân, thời gian đầu tôi còn băn khoăn chưa biết bón loại phân gì cho tốt, rồi thời điểm, liều lượng bón phân ra sao. Tình cờ tôi đến thăm người bạn làm đại lý cho Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, được bạn gợi ý dùng phân bón NPK Lâm Thao. Ở quê tôi người dân hay dùng phân này bón cho lúa, rau màu. Đọc hướng dẫn trên bao bì xong, tôi thử bón trên diện tích nhỏ trà hoa vàng. Sau thấy hiệu quả thì tự đúc rút để điều chỉnh cho hợp lý. Đối với từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà tôi chọn sử dụng loại phân Lâm Thao để bón cho hiệu quả. Đơn cử như đối với bón lót, tôi sẽ dùng phân NPK-S 5.10.3-8 của Lâm Thao. Ngoài ra, người trồng cũng phải hiểu đất để bón liều lượng phân cho phù hợp, đất xấu thì phải bón nhiều phân bón hơn so với bình thường” - anh Quy thổ lộ.
Theo anh Quy, cây trà hoa vàng vốn sống trong rừng sâu có nhiều cây cối tỏa bóng, suy ra đây là loài cây ưa bóng râm. Để cây sinh trưởng tốt, thời gian đầu anh Quy mua các tấm lưới đen che chắn phía trên cây. Tuy nhiên, theo anh Quy, đấy chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài phải tìm loại cây thích hợp để trồng xen với trà hoa vàng. Sau khi tìm hiểu, anh Quy đã chọn cây hòe để trồng xen lẫn trà hoa vàng.
Anh Quy phân tích: “Việc trồng xen có 2 cái lợi. Thứ nhất, cây hòe chịu được nắng nóng, tỏa tán rộng, hấp thu ít chất dinh dưỡng, thích hợp để tạo độ che phủ tốt cho cây trà hoa vàng. Thứ 2 là lợi về thu nhập. Trà hoa vàng phải trồng từ 3 – 4 năm mới cho thu hoạch. Thời gian ấy nếu không tính toán “lấy ngắn nuôi dài” sẽ rất khó khăn. Trong khi đó cây hòe chỉ cần trồng 1 năm là cho thu hoạch. Trong quá trình trồng cần tưới nước đủ ẩm trong vòng 2 tháng để đảm bảo cho cây trà hoa vàng sống và ra rễ”.
Theo anh Quy, cây hòe khá dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, để cây khỏe mạnh, ra hoa nhiều anh Quy cũng sử dụng phân bón Lâm Thao để bón. Hiện với diện tích 3ha, anh Quy trồng 1.000 gốc trà hoa vàng lấy giống từ huyện Hải Hà, 10.000 gốc trà hoa vàng lấy giống từ huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) và 1.800 gốc hoa hòe. Trong đó, vườn hoa hòe đã cho anh Quy thu bán trên dưới 200 triệu đồng/năm. Điều đáng nói là trà hoa vàng vốn là loài cây khó tính, nhiều lúc tưởng chừng phải buông xuôi thì nay bật rễ, xanh tốt, khỏe mạnh. Nhiều cây đã cao hơn 2m. Vui hơn cả là 50 cây trà hòa vàng của anh Quy đã cho thu bói. Dự kiến, sau 1 năm nữa đồi trà hoa vàng của gia đình anh Quy sẽ cho thu hoạch đại trà.
Anh Quy thổ lộ: “Để vườn dược liệu xanh tốt khỏe mạnh, mỗi năm tôi dùng đến 20 tấn phân bón NPK Lâm Thao để bón lót và bón thúc cho cây. Bên cạnh đó, tôi còn chăn nuôi thêm lợn, gà để lấy phân chuồng rồi ủ hoai mục bón cho cây”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.