Chiều 22.7, Nguyễn Đức Nghĩa là người thứ 2 trong số 3 tử tù phải thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại Trại tạm giam số 1 (Công an Hà Nội). Theo các cán bộ trại giam thời điểm chờ thi hành án, Nghĩa tỏ ra bình tĩnh hơn người bạn tù đã ra đi trước đó.
Trong khổ giấy ngang với 8 dòng chữ, tử tù 30 tuổi nhà ở quận Kiến An (Hải Phòng) viết: "Mẹ, anh chị và các con thân yêu. Vậy là sau hơn 4 năm dài chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày con được trở về bên gia đình. Mọi người hãy mừng cho con nhé".
Bốn lần mới lấy được ven
Theo một cán bộ trại giam, khi Nghĩa bị dẫn ra khỏi phòng biệt giam lên xe ô tô đi đến buồng tiêm đối tượng mặt vẫn ráo hoảnh, thỉnh thoảng nhẻn miệng cười. Trong việc lấy ven để tiêm cho tử tù này rất khó, phải 4 lần mới lấy được ven, thấy vậy Nghĩa đã nói đùa tiêm 4 - 5 liều heroin vào cho dễ lấy ven.
Cũng theo vị án bộ trai giam qua các trang viết thấy đối tượng Nghĩa tỏ ra ăn năn hối hận, xin ân xá để được về thắp nén hương cho bố là thương binh đã qua đời vì tai nạn giao thông.
Lực lượng công an dẫn giải Nguyễn Đức Nghĩa vào phiên tòa xét xử phúc thẩm, ngày 11.11.2010.
Theo quy trình, việc thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có 3 liều. Thứ nhất tiêm gây mê, thứ hai tiêm liệt tim cuối cùng là tiêm cho liệt não. Từ khi áp dụng biện pháp tử hình bằng tiêm thuốc độc chưa thấy có trường hợp nào kháng thuốc. Việc đối tượng Nguyễn Đức Nghĩa khi bị thi hành án đã biết trước bởi quy định được ăn bữa cơm nhân đạo, được viết thư hoặc nhắn nhủ điều gì cho người thân. Theo quy định tử tù được giam trong phòng biệt giam, diện tích rộng khoảng 5m
2, cùm một chân, đến giờ có cán bộ vào đổi chân cùm để đỡ tụ máu.
Mỗi lượt tiêm một liều thuốc, cả 5 người cùng bấm nhưng chỉ có một nút bấm truyền thuốc dẫn đến cái chết của tử tù. Chính vì thế không ai biết mình là người truyền thuốc. Việc làm này nhằm giảm áp lực tâm lý của người thi hành án. Hiện ở miền Bắc có 13 cụm để tiêm tử hình bằng thuốc độc.
Mặc dù thi thể của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã được giao về cho người thân nhưng đến ngày 23.7, ngôi nhà trước đây cả gia đình từng sinh sống vẫn khóa trái, im lìm và lạnh lẽo.
Ông Phạm Văn Quảng, tổ trưởng tổ dân phố số 7, đường Phan Trứ, phường Lãm Hà cho biết: Theo nguồn tin ông nắm bắt được, gia đình bà Phạm Thị Chuân (mẹ của Nguyễn Đức Nghĩa) không có ở nhà và người thân cũng vậy. Họ đã tập trung lên Hà Nội để nhận thi thể và đưa thẳng Nghĩa về quê Thái Bình, nơi ông Nguyễn Đức Hùng (bố của Nguyễn Đức Nghĩa) đã yên nghỉ.
Ông Quảng cũng cho biết thêm: Kể từ khi ông Hùng (chồng bà Chuân) bị tai nạn qua đời, con thì ở trại giam, bà Chuân lên ở với con gái trên Hà Nội. Mặc dù không sinh sống ở Hải Phòng nhưng mọi nghĩa vụ, các khoản đóng góp của địa phương đều được đóng góp rất đầy đủ.
Theo dự đoán của ông và hàng xóm gần khu vực nhà Nguyễn Đức Nghĩa, khả năng ngày 24.7 bà sẽ về qua nhà ở địa bàn Lãm Hà, nơi mà gia đình đã từng sống hoặc cũng có thể vài ngày sau khi đã lo chu tất việc chôn cất ở quê. Cũng trước sự việc đau buồn của gia đình bà Chuân, nhiều người hàng xóm bày tỏ thương cảm thay cho số phận người phụ nữ này.
Ông Vương Quốc Thực, trú tại tổ 6, phường Lãm Hà chia sẻ: Gia đình bà Chuân sống tại địa phương rất hài hòa, không chút điều tiếng. Cách giáo dục con cái của ông bà cũng rất tốt nên cả hai đứa con của bà Chuân đều học giỏi và ngoan ngoãn. Sự việc của Nguyễn Đức Nghĩa xảy ra khiến cả gia đình, xóm làng đều rất sốc. Tuy nhiên, sự việc cũng đã trôi qua, lỗi lầm của người mắc phải cũng phải trả giá. Bà con xóm phố đều rất thương cảm cho hoàn cảnh của bà Chuân khi cả chồng và con đều không còn. Dù có phạm tội thì họ cũng là con người nên nếu gia đình bà Chuân đưa thi thể của Nguyễn Đức Nghĩa về địa phương tổ chức lễ mai táng thì bà con xóm phố cũng sẵn sàng chia sẻ và đến thăm viếng.
Nguyễn Đức Nghĩa và nạn nhân Nguyễn Phương Linh ( trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vốn là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Họ đã từng yêu nhau từ năm 2005, đến cuối năm 2006 thì chia tay. Sau đó Nghĩa có người yêu mới là Hoàng Thị Yến (SN 1986, ở phòng 1101, tầng 11, nhà G4, khu đô thị Trung Hòa, Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội).
Dịp 30.4.2010, Yến gửi nhà nhờ Nghĩa trông giúp. Nghĩa điện thoại cho chị Linh đến nhà của Yến để gặp gỡ. Khoảng 19h ngày 3.5.2010, sau khi gặp gỡ nhau, điện thoại của Linh liên tiếp đổ chuông nhưng Linh không nghe máy. Khi Nghĩa gặng hỏi thì được người tình cho biết đó là người yêu mới của cô. Khoảng 23h cùng ngày, trong lúc Linh đang đứng trước gương thì đột nhiên Nghĩa tiến đến dùng dao nhọn đâm vào lưng khiến nạn nhân chết ngay tại chỗ. Sau đó, Nghĩa cắt đầu và đầu ngón tay nạn nhân để phi tang, rồi mang tài sản của nạn nhân gồm 1 xe máy SCR, 1 laptop, 1 ĐTDĐ đi cắm tại hiệu cầm đồ.
Đêm 18.5.2010, Nguyễn Đức Nghĩa bị Công an TP.Hà Nội bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Thái Nguyên.
Hồi ức phiên tòa 4 năm trước
Gần 4 năm trước, vào sáng 11.11.2010, những cơn gió rít lạnh khiến khu vực số 262 Đội Cấn (Hà Nội) của TAND Tối cao càng thêm giá buốt. Không khí của Tòa chỉ nóng lên khi lực lượng dẫn giải Nguyễn Đức Nghĩa vào sân.
Nếu như phiên tòa sơ thẩm (ngày 14.7.2010), dư luận quan tâm đến bản án để trừng phạt tội ác Nguyễn Đức Nghĩa thì tại phiên tòa phúc thẩm một sự kiện éo le ập đến với gia đình Nghĩa khiến ai đó nghĩ tới sự "mủi lòng" của Tòa án nên nghĩ bản án có thể giảm nhẹ. Đó là việc bố của Nguyễn Đức Hùng (bố Nghĩa) bị tử vong vì tai nạn giao thông ít ngày trước khi phiên xử diễn ra. LS Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư TP.Hà Nội - bào chữa cho Nguyễn Đức Nghĩa) đã bám vào tình tiết này để giải bày với tòa. Ông biết nói về lý thì tội ác của Nguyễn Đức Nghĩa chẳng còn gì để tranh cãi, chỉ còn có cái tình xuất phát từ hoàn cảnh éo le vừa xảy ra may ra được xem xét.
Giữ bình tĩnh trong suốt quá trình xét hỏi nhưng khi nghe LS Ngô Ngọc Thủy nói người cha đã tử vong vì tai nạn giao thông trên quốc lộ 5, bị cáo Nghĩa đã bật khóc. "Bố đã mất như thế nào ạ?" - Nghĩa quay xuống phía người mẹ và chị gái hỏi gấp. Hòa vào nỗi lòng của con, bà Nguyễn Thị Chuân (mẹ Nghĩa) nức nở: “Con trai độc nhất là Nguyễn Đức Nghĩa thì đang đối mặt với bản án tử hình. Còn bố cháu thì lại qua đời một cách bất ngờ ngay trước ngày xét xử con trai mình. Định mệnh đã lấy đi người chồng của tôi. Còn người con trai duy nhất của gia đình tôi chỉ biết khẩn cầu tới các quý cơ quan xem xét để cho con trai tôi có cơ hội được sống, để tôi còn có được động lực sống nốt thời gian cuối của cuộc đời".
Gửi lời cầu khẩn tới tòa, bà Chuân tiếp tục van xin bố của nạn nhân ông Nguyễn Văn Ba (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nghe tiếng van xin, nghĩ đến cái chết oan ức của con gái, rồi những ngày phải đi tìm một phần thi thể con ông Ba phải mím chặt môi để tránh dòng nước mắt tuôn trào. Sự im lặng của ông Ba khiến bà Chuân thất vọng càng gào khóc thảm thiết. Tiếp sau đó là lời tuyên y án tử hình với Nguyễn Đức Nghĩa khiến người phụ nữ tội nghiệp này thêm cạn nước mắt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.