Phát hiện đồng vị phóng xạ Cs-137 ở Hà Nội

Thứ năm, ngày 31/03/2011 05:59 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Tại Hà Nội đã ghi nhận hai đồng vị phóng xạ là I-131 và Cs-137 và đều ở mức thấp hơn hàng nghìn lần so giới hạn cho phép.
Bình luận 0

Tối 30.3, theo tính toán số liệu hạt nhân phóng xạ môi trường từ Trung tâm Dữ liệu quốc gia của Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBTO) thuộc Viện Năng lượng nguyên tử VN, phóng xạ I-131 đã được phát hiện tại một số trạm ở Trung Đông như Kuwait và Bắc Phi.

Trạm tại Mông Cổ cũng phát hiện được I- 131 trong ngày 27 và 28.3. Tại Đông Nam Á vẫn chỉ có trạm tại Philippines đã phát hiện thấy các hạt nhân phóng xạ.

img
Quan trắc, lấy mẫu không khí tại một trạm ở Hà Nội.

Theo hình ảnh đám mây phóng xạ được tính toán cho các ngày 31.3 và 1.4 tại Khu vực Đông Nam Á, phần đám mây chính mặc dù vẫn chưa vào thềm lục địa VN nhưng có xu hướng bị chia nhỏ và phát tán rộng ra khu vực Đông Nam Á và bay tản mạn trong khu vực giữa Philippines, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia và VN.

Những ngày sắp tới những đám mây phóng xạ nhỏ có thể đi qua khu vực Lào, VN và Campuchia nhưng rất khó phát hiện sự ảnh hưởng của nó đến nền phông phóng xạ hiện tại ở VN, vì nồng độ hạt nhân phóng xạ rất nhỏ, không thể làm thay đổi nền phông phóng xạ và cũng không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Theo số liệu đo phóng xạ của Viện Năng lượng nguyên tử VN, kết quả kiểm xạ môi trường tại Trạm quan trắc Đà Lạt ngày 30.3, cho thấy, trong sol khí, ngoài các đồng vị phóng xạ tự nhiên là Be-7 có nguồn gốc từ tia vũ trụ, K- 40, Th- 232 và U-238 có nguồn gốc từ bụi đất; còn ghi nhận được đồng vị phóng xạ nhân tạo I-131 với chu kỳ bán rã 8,02 ngày, ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.

Tuy nhiên, đến tối qua, TS Trịnh Văn Giáp - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử VN) cho biết một thông tin rất đáng chú ý: Các trạm quan trắc thuộc viện này đã ghi nhận đồng vị phóng xạ Cs-137 tại Hà Nội. Như vậy, tại Hà Nội đã ghi nhận hai đồng vị phóng xạ là I-131 và Cs-137 và đều ở mức thấp hơn hàng nghìn lần so giới hạn cho phép.

Về việc xuất hiện Cs-137 có phải là dấu hiệu của đám mây phóng xạ đã đến VN hay không, ông Giáp nói: "Nói mây phóng xạ thì hơi khó, nhưng tôi khẳng định trong không khí ở Hà Nội mà chúng tôi đo được đã xuất hiện các đồng vị phóng xạ nhân tạo có nguồn gốc từ các lò phản ứng hạt nhân”. Ông Giáp cũng nói rằng Cs-137 có trong không khí thường là do các sự cố hạt nhân gây ra.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem