Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có Thông báo số 1010/TB-TTCP, kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho dự án đầu tư; thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL) giai đoạn 2013 – 2017 tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN).
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm vừa ký thông báo số 1010/TB-TTCP, kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho dự án đầu tư; thực hiện pháp luật về TCĐLCL giai đoạn 2013 – 2017 tại Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo kết luận của TTCP, giai đoạn 2013 – 2017, công tác quản lý, sử dụng kinh phí cho các dự án đầu từ của Bộ KHCN đã đạt được những kết quả tích cực, qua thanh tra chưa phát hiện thất thoát ngân sách, tài sản công. Các dự án được phê duyệt cơ bản đảm bảo phù hợp với quy hoạch, công tác lập dự án, thực hiện dự án cơ bản đảm bảo đúng quy định,…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, quản lý kinh phí cho dự án đầu tư và thực hiện pháp luật về TCĐLCL giai đoạn này, Bộ KHCN, các chủ đầu tư (CĐT) và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các dự án còn có những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.
Phê duyệt cho chủ đầu tư không có chức năng chuyên môn
Cụ thể, kết luận của TTCP nêu rõ: Về công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí cho dự án đầu tư có một số vấn đề như phê duyệt một số dự án khi CĐT trình duyệt còn sai sót; phê duyệt mua ô tô chưa đúng với Quyết định của Thủ tướng về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty Nhà nước (Dự án Sâm Ngọc Linh).
Hay như việc phê duyệt CĐT trực tiếp quản lý dự án cho một số CĐT không có chức năng chuyên môn và không có đủ cán bộ có năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng (Viện NLNT tại Đà Nẵng, Sâm Ngọc Linh) theo quy định của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình…
Thanh tra Chính phủ kết luận, trách nhiệm về các thiếu sót, vi phạm được phát hiện qua thanh tra trong việc quản lý, sử dụng kinh phí cho các dự án đầu tư cũng như việc thực hiện pháp luật về TCĐLCL thuộc lãnh đạo Bộ KHCN được giao phu trước thời kỳ 2013-2017.
Về công tác TCĐLCL, TTCP cũng chỉ ra rằng còn có thành viên Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia chưa được đào tạo nghiệp vụ về tiêu chuẩn hóa; còn một số nhóm sản phẩm hóa học nhóm 2 thuộc các bộ, ngành chưa xây dựng và ban hành quy chuẩn Việt Nam (QCVN) như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ GTVT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
“Việc đánh giá hợp chuẩn, hợp quy được áp dụng theo các văn bản có nội dung thay thế QCVN do các bộ ngành ban hành là không đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật”, kết luận chỉ rõ.
Đáng chú ý, trong 3 địa phương kiểm tra (Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM) cho thấy việc thống kê, theo dõi, kiểm soát các thiết bị, phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn trên địa bàn chưa được thường xuyên; năng lực thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế…
“Còn để tình trạng một người vừa được cấp thẻ chuyên gia đánh giá vừa được cấp thẻ chuyên gia tư vấn… Thực trạng về TCĐLCL qua thanh tra còn nhiều phức tạp, sai phạm về công bố, chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy…”, kết luận nêu.
Đặc biệt, TTCP chỉ ra rằng, tổng số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm toán giai đoạn 2013-2017 yêu cầu Tổng cục ĐLCL xử lý là trên 15 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, TTCP cũng chỉ ra rằng, đối với các đơn vị là CĐT các dự án đầu tư, trong công tác lập, thẩm tra dự án còn nhiều sai sót như số liệu phản ánh còn thiếu thống nhất như cây trồng trong Dự án Sâm Ngọc Linh; chưa tính toán kỹ tính khả thi của dự án (đo lường 2008-2010; Viện NLNT tại Đà Nẵng) dẫn đến phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả đầu tư của dự án.
Hay như về công tác tổ chức quản lý dự án, CĐT Dự án Sâm Ngọc Linh căn cứ nhu cầu thực tế để lập dự toán chi phí quản lý dự án là trên 2.3 tỉ đồng, lớn hơn dự toán dự án được duyệt là trên 680 triệu đồng…
Kiến nghị xử lý kinh tế với số tiền “khủng”
TTCP kết luận để xảy ra những thiếu sót, khuyết điểm vi phạm trong giai đoạn 2013-2017 nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trên thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, nguồn vốn bố trí cho đầu tư bị cắt giảm dẫn đến một số dự án không được thực hiện đúng tiến độ. Các dự án được đầu tư xây dựng trong giai đoạn có sự trượt giá vật tư, tỷ giá biến động, chế độ tiền lương thay đổi nên phải tính toán điều chỉnh về giá, kéo dài thời gian thi công…
Một trong những nguyên nhân chủ quan là do các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chú trọng, quan tâm thường xuyên đối với công tác TCĐLCL. Bộ KHCN chịu trách nhiệm trước Chính phủ không thống nhất quản lý về TCĐLCL nhưng việc đôn đốc, thanh tra, kiểm tra còn chưa kịp thời, thường xuyên.
Ngoài ra, một số tổ chức thử nghiệm trong nước không đủ năng lực để thực hiện một số phép thử trong quá trình chứng nhận hợp quy hàng hóa,…. Một số CĐT, nhà thầu, đơn vị tư vấn không thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, năng lực còn hạn chế.
“Trách nhiệm về các thiếu sót, vi phạm được phát hiện qua thanh tra trong việc quản lý, sử dụng kinh phí cho các dự án đầu tư cũng như việc thực hiện pháp luật về TCĐLCL thuộc lãnh đạo Bộ KHCN được giao phụ trách thời kỳ 2013-2017, các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ KHCN như Tổng cục TCĐLCL, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thanh tra Bộ giai đoạn 2013-2017. Trách nhiệm về các thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện các dự án đầu tư nêu trên thuộc CĐT và các nhà thầu tham gia thực hiện dự án”, TTCP nêu rõ.
Từ kết quả thanh tra, Tổng TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ KHCN rà soát, trình sửa đổi bổ sung các văn bản Luật liên quan theo hướng giao cho một số đầu mối thực hiện và lựa chọn biện pháp quản lý thích hợp đối với sản phẩm hóa học chịu sự quản lý của nhiều bộ quản lý chuyên ngành tránh chồng chéo, giảm phiền hà cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý, TTCP kiến nghị xử lý về kinh tế với tổng số tiền sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm toán là trên 32 tỉ đồng. Cụ thể giai đoạn 2013-2017 là trên 25 tỉ đồng, đã xử lý trên 24 tỉ đồng) và trên 6 tỉ đồng, trong đó loại khỏi giá trị thanh toán, quyết toán công trình, dự án là trên 5 tỉ đồng…
Tiếp tục xử lý số tiền sai phạm Kiểm toán Nhà nước kiến nghị thực hiện qua kiểm toán tài chính, tài sản năm 2016 là trên 1.3 tỉ đổng….
Vui lòng nhập nội dung bình luận.