Sau khi phân tích kỹ một viên sỏi màu đen bí ẩn được phát hiện tại sa mạc Ai Cập cách đây 1 năm, nhóm nhà khoa học xác nhận, viên sỏi chính là mảnh vỡ của một sao chổi và được các đặt tên là Hypatia.
Nó là bằng chứng cho thấy sao chổi từng đâm vào Trái đất từ 28 triệu năm. Sao chổi đã nổ tung trong khí quyền, làm cát dưới đất nóng tới 2.000 độ C và tạo ra một lượng lớn thủy tinh silica màu vàng rải rộng trên khắp 6.000 km vuông của sa mạc Sahara.
Sao chổi từng nổ tung đốt cháy bầu khí quyển và cát trên sa mạc Sahara
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện một mảnh thủy tinh silica có nguồn gốc từ sao chổi. Nó được dùng vào trang trí một chiếc trâm thuộc của giới quý tộc thời vua Tutankhamen nổi tiếng thời Ai Cập cổ đại.
Theo các nhà khoa học, Sao chổi đã nhiều lần va chạm với Trái đất trong lịch sử. Trước đó, các nghiên cứu đã tìm ra những hạt bụi nhỏ trong thượng tầng khí quyển và bụi giàu carbon ở băng Nam Cực có nguồn gốc từ sao chổi.
Sao chổi chính là những mảnh còn sót lại trong quá trình hình thành hệ năng lượng mặt trời cách đây 4,5 tỷ năm trước. Phát hiện về Hypatia sẽ mở ra nhiều ứng dụng giá trị trong khoa học. Thiết thực nhất là trong việc nghiên cứu các loại sao chổi.
“Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn. Từ nay, các cơ quan vũ trụ như NASA (Mỹ) và ESA (Châu Âu) sẽ không phải tiêu tốn hàng tỷ USD để lên sao chổi thu thập mẫu vật về Trái đất nghiên cứu”, tác giả chính nghiên cứu Jan Kramers tại Đại học Johannesburg Nam Phi cho biết.
Dương Văn (theo Livescience) (Dương Văn (theo Livescience))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.