Thành phố cổ gồm rất nhiều lối đi như các ống và được liên kết chặt chẽ với nhau. Khi các nhà khảo cổ tới hiện trường, họ đã phát hiện thành phố này nằm sâu gần 77 mét dưới lòng đất và có đầy đủ các thiết yếu cần thiết cho sự sống như trường học, nhà thờ và thậm chí cả chuồng ngựa.
Đây là Derinkuyu, một thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bỏ hoang từ lâu và có sức chứa lên đến 20.000 người. Theo các nhà khảo cổ tại Bộ Văn hoá Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố có lẽ được khởi công xây dựng từ thế kỷ VIII và hoàn thành ở thế kỷ VII TCN.
Trong một bản thảo có niên đại khoảng 370 TCN mô tả thành phố cổ Derinkuyu dưới lòng đất với những ngôi nhà vừa đủ lớn để một gia đình có thể vừa sống, chăn nuôi và vừa dự trữ thức ăn.
Derinkuyu hưng thịnh nhất là vào thời Byzantine (khoảng năm 395 TCN đến 1453 TCN). Sau đó nơi đây xây dựng một mê cung gồm các đường hầm, phòng ốc, cầu thang lối đi có tổng diện tích bao phủ 445 km vuông. Các hệ thống lối vào, kênh nước được giấu sâu dưới lòng đất, đặc biệt hơn còn có các ống thông gió để cung cấp đủ oxy cho cư dân.
Các nhà khảo cổ cho rằng trước khi chuyển xuống sống dưới lòng đất, người dân nơi đây có lẽ đã sử dụng đá mềm từ trầm tích núi lửa để xây các hầm lưu trữ nhằm bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ họ mong muốn. Sau này khi nhận ra loại vật liệu này rất thích hợp để phòng thủ, họ quyết định xây dựng một mê cung dưới lòng đất.
Tuy nhiên khi các kẻ thù xuất hiện, mê cung này thể hiện rõ hiệu quả khi có thể ngắt mạch nước ngầm nối với trên đất liền, giúp kẻ địch không thể đầu độc nước của người dân. Ngoài ra, trong thành phố có các cánh cửa tròn bằng đá để ngăn chặn kẻ gian thâm nhập, đồng thời thu hẹp lối đi, có kích thước chỉ vừa một người đi. Có thể nói, đây là một cơ chế phòng thủ rất hiệu quả.
Một số kiến trúc độc đáo có thể kể đến như máy ép rượu, chuồng nuôi gia súc, tu viện và nổi tiếng nhất là một nhà thờ hình chữ thập nhỏ ở tầng thứ bảy. Để lấy nước, người dân nơi đây đã đào giếng rất sâu dưới lòng đất và không phàm đến cuộc sống trên mặt đất. Đây cũng chính là nguồn gốc của tên gọi Derinkuyu, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “giếng sâu”.
Đây là một nơi ẩn náu lý tưởng và đã được nhiều thế hệ tận dụng trong suốt chiều dài lịch sử, từ những tín đồ Cơ đốc giáo đầu tiên trốn thoát khỏi sự áp bức của La Mã, cho đến những người Hồi giáo đã dùng nó làm pháo đài trong những cuộc chiến tranh Ả Rập-Byzantine vào năm 780 và 1180. Những hang động giống như thế này cũng đã phục vụ cho mục đích tương tự cho đến đầu thế kỷ 20.
“Trong những vụ tàn sát kinh hoàng ở Adana, hầu hết người dân Axo đã chạy vào mê cung này để lẩn trốn, và có những đêm họ không dám đi lên mặt đất,” Dawkins, một nhà ngôn ngữ học ở Cambridge nổi tiếng cho biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.