Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khó xử phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông. |
Cần nhưng ... ít phạt
Trao đổi với NTNN hôm qua 17-3, ông Thân Văn Thanh - Chánh Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Việc xử lý người đi bộ vi phạm cũng như ô tô là thể hiện sự công bằng đó, đặc biệt là tại các đô thị lớn”.
Theo ông Thanh, người đi bộ tham gia giao thông hiện nay rất tuỳ tiện, gây cản trở giao thông, thậm chí là tác nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông dẫn đến chết người.
Sự cần thiết của quy định xử phạt người đi bộ vi phạm đã được đưa vào các văn bản pháp luật. Luật Giao thông đường bộ năm 2001 và các luật sửa đổi sau này đều quy định xử phạt hành vi vi phạm của người đi bộ.
Tuy nhiên, ông Thân Văn Thanh cũng thừa nhận việc “xử” lỗi này hiện rất hiếm. Những trường hợp người đi bộ vi phạm chỉ bị xử lý khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vụ một người phụ nữ đi bộ bị xử lý 18 tháng tù cho hưởng án treo ở TP. Hồ Chí Minh hay một sinh viên ở Hưng Yên bị xử tù khi qua đường không đúng quy định để xảy ra tai nạn chết người trước đây.
Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đóng chân cạnh các trường đại học - nơi có số lượng người tham gia giao thông “chuyên đi bộ” với mật độ cao. Ông Nguyễn Văn Mẽ - Đội trưởng cho biết: “Trong 1 năm đội không xử lý trường hợp nào. Chúng tôi chỉ xử lý người đi bộ khi họ gây ra tai nạn giao thông”.
Nhỏ mà... khó
Lý do không xử lý người đi bộ vi phạm giao thông thường được “quy” do lực lượng CSGT thiếu quan tâm; thậm chí hệ lụy của thói quen xử lý: Xe to thì phạt nặng; xe nhỏ thì xử nhẹ; người đi bộ thì... bỏ qua.
Tuy nhiên, lực lượng CSGT cũng có vướng mắc lớn đối với lỗi vi phạm tưởng như rất đơn giản này.
Thượng tá Trần Sơn - Phó trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT Đường bộ đường sắt) cho biết: Khác với người điều khiển phương tiện cơ giới, khi bị CSGT dừng lại kiểm tra, rất nhiều trường hợp người đi bộ tìm cách chối lỗi vi phạm của họ. Khi lỗi đã rõ ràng, việc xử lý cũng rất khó khăn vì không có cơ sở để cưỡng chế.
“Nếu dừng xe máy, CSGT còn cầm được trong tay giấy tờ xe; hoặc tạm giữ xe để xử lý. Nhưng người đi bộ không xuất trình giấy tờ tuỳ thân; không nộp phạt thì CSGT cũng không thể tạm giữ người đi bộ vì vi phạm giao thông được” - ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết, ở các nước phát triển, gần như tất cả mọi người ra đường đều mang theo giấy tờ tuỳ thân; người nào cũng có tài khoản ở ngân hàng nên việc CSGT cưỡng chế, xử lý dễ hơn nhiều.
Ngoài ra, trong việc xử lý lỗi vi phạm này còn có nhiều khó khăn khác là tại các đô thị lớn rất thiếu lực lượng CSGT; ngoài xử lý vi phạm còn phải chống ùn tắc giao thông...
Xử lý nghiêm sẽ hạn chế vi phạm
Tăng mức phạt tiền lên 60.000 - 80.000 đồng (mức hiện nay là từ 40.000 - 60.000 đồng) đối với các lỗi: Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu; biển báo; vạch kẻ đường và người kiểm soát giao thông. Phạt từ 80.000 - 120.000 đồng (mức hiện nay là 60.000 - 80.000 đồng) đồi với các lỗi mang vác cồng kềnh, vượt dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định, đu bám váo các phương tiện giao thông”.
Ông Nguyễn Văn Mẽ cho rằng, CSGT không có chức năng tạm giữ hành chính; nhưng nếu muốn xử lý người đi bộ vi phạm thì có thể kết hợp với cảnh sát trật tự ở phường để tạm giữ hành chính sau đó tiến hành các biện pháp xử phạt.
Tiến sỹ, chuyên gia về giao thông đô thị Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng: “Các cơ quan chức năng không nên ngại khó. Người đi bộ dù nghèo nhưng sẽ chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. Khi CSGT xử lý nghiêm một người thì người khác sẽ không vi phạm nữa”.
Theo TS.Thuỷ, việc tăng mức xử phạt đối với người đi bộ vi phạm ở các đô thị đặc biệt như đề xuất của Bộ GTVT là chưa thích hợp khi việc xử phạt với mức phạt cũ chưa được thực hiện nghiêm túc. “Tăng phạt lên 80.000 đồng như đề xuất là số tiền lớn đối với người đi bộ. Nếu thực hiện nghiêm với mức phạt mới này, người dân sẽ giảm vi phạm rất nhiều”.
TS.Thuỷ cho rằng, đối với TP.HCM và Hà Nội nếu muốn tăng mức phạt chỉ nên áp dụng đối với các phương tiện của những người có điều kiện kinh tế khá hơn như người đi ô tô; xe máy chứ không nên tăng với người đi bộ.
Nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm của người đi bộ là do cơ sở hạ tầng còn quá kém như vỉa hè bị lấn chiếm, thiếu biển báo, thiếu hầm, cầu cho người đi bộ qua đường... Những lý do cơ bản này được khắc phục thì các vi phạm của người đi bộ chắc chắn sẽ tự mất đi.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.