Phát triển Fintech ở châu Á: Rào cản pháp lý và chênh lệch tăng tưởng kinh tế

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 15/01/2022 08:17 AM (GMT+7)
Bỏ lại năm 2021, các chuyên gia fintech Châu Á đã chia sẻ dự đoán của họ cho năm tới, liên quan đến các xu hướng Fintech hàng đầu ở châu Á vào năm 2022.
Bình luận 0

Thực tế, các hoạt động, chính sách tài trợ, phát triển ngành và sự chấp nhận của người tiêu dùng là một trong những động lực chính thúc đẩy lĩnh vực fintech (tài chính công nghệ). Đi sâu vào các nghiên cứu ngành gần đây và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia fintech, Tạp chí Fintechnews Singapore đã tổng hợp danh sách các xu hướng hàng đầu sẽ xác định hệ sinh thái fintech ở châu Á vào năm 2022.

Fintech nắm bắt xu hướng tài chính tích hợp siêu ứng dụng

Kết nối kỹ thuật số tốt hơn trong khu vực đã tạo ra nhiều cơ hội cho những đổi mới. Khi số lượng các dịch vụ được cung cấp trực tuyến tăng lên ở châu Á, các đổi mới cũng đến nhanh hơn. Một trong những lý do chính cho điều này là do khu vực này đơn giản là không có lựa chọn nào khác ngoài việc nỗ lực đổi mới hệ thống ngân hàng hiện tại, vốn không phù hợp với tất cả mọi người.

Vị trí chính của ngành công nghiệp fintech trong khu vực là trao quyền và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của châu Á. Giờ đây, người châu Á có khả năng tiếp cận và quản lý quỹ tài chính của họ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Công nghệ tài chính đang biến đổi hoạt động ngân hàng ở Châu Á, giúp mọi người dễ tiếp cận và hiệu quả hơn. Ảnh: @AFP.

Công nghệ tài chính đang biến đổi hoạt động ngân hàng ở Châu Á, giúp mọi người dễ tiếp cận và hiệu quả hơn. Ảnh: @AFP.

Hay nói cách khác, với việc có nhiều người tiêu dùng áp dụng cách tiếp cận ưu tiên qua thiết bị di động, hệ sinh thái kỹ thuật số từ đó đã trở nên phổ biến ở châu Á. Ngày nay, các siêu ứng dụng tích hợp fintech như Grab, GoJek và Kakao đã cung cấp dịch vụ tổng hợp cho một loạt các dịch vụ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Singapore.

Để tham gia vào hệ sinh thái kỹ thuật số mới, những người chơi dịch vụ tài chính đã dần thích nghi tích hợp với các nền tảng siêu ứng dụng để trở thành những người tham gia hiệu quả trong ngành, một xu hướng mà các nhà quan sát tin rằng nó sẽ tiếp tục vào năm 2022.

"Người tiêu dùng đang thúc đẩy điều này", Kanv Pandit, Giám đốc Điều hành Tập đoàn, Châu Á Thái Bình Dương, Giải pháp Ngân hàng FIS khẳng định. "Họ muốn có trải nghiệm tích hợp. Họ thích ngân hàng giúp họ giải quyết thanh toán đa dịch vụ trên cùng một nền tảng. Hiển nhiên, khi lấy khách hàng là trọng tâm, các ngân hàng và công ty tài chính, dịch vụ và siêu ứng dụng đã nhận thấy được điều này".

Myles Bertrand- Giám đốc điều hành tại Mambu còn chia sẻ: "Người tiêu dùng trên khắp Châu Á Thái Bình Dương đã trải nghiệm cách công nghệ ngân hàng kỹ thuật số có thể giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn, với một loạt các cách quản lý tiền nhanh hơn, thuận tiện hơn và ít tốn kém hơn nhiều".

Các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) đang nhìn thấy giá trị thực của việc đa dạng hóa từ hình thức này, và đang rót hàng tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Dữ liệu do PitchBook cung cấp cho Reuters cho thấy, tính đến tháng 10 năm 2021, các nhà đầu tư đã rót 4,25 tỷ đô la Mỹ vào các công ty khởi nghiệp tài chính tích hợp siêu ứng dụng tính từ đầu năm, tăng gần gấp ba lần so với năm 2020.

Được dẫn dắt bởi các công ty mới, công nghệ tài chính ở châu Á đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Ảnh: @AFP.

Được dẫn dắt bởi các công ty mới, công nghệ tài chính ở châu Á đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Ảnh: @AFP.

Tại Ấn Độ, xu hướng này tập trung cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), và họ đã huy động được 100 triệu đô la Mỹ vào tháng 9 năm 2021 để củng cố và tăng tốc dòng sản phẩm mới của mình, bao gồm nền tảng tài chính tích hợp siêu ứng dụng Zwitch và cả nền tảng ngân hàng đám mây BankingStack. Hiện tại, BankingStack được triển khai trên 15 ngân hàng Ấn Độ.

Cá nhân hóa theo hướng dữ liệu

Phát triển bùng nổ trong việc tạo dữ liệu và sự cởi mở của người tiêu dùng chia sẻ dữ liệu của họ để  được sử dụng dịch vụ cá nhân được dự đoán sẽ phổ biến hơn ở châu Á, theo hãng nghiên cứu McKinsey forcasts.

Còn theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) dự kiến việc tạo, thu thập và nhân rộng dữ liệu sẽ tăng gấp ba lần từ năm 2020 đến năm 2025 ở Châu Á. Ngoài ra, một cuộc khảo sát của Euromonitor năm 2021 cho thấy rằng, người tiêu dùng ở châu Á sẵn sàng chia sẻ dữ liệu cá nhân của họ hơn so với các người dùng phương Tây. Tại Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan, hơn 45% số người được hỏi cho biết rằng họ sẵn sàng chia sẻ dữ liệu của mình cho các ưu đãi và giao dịch được cá nhân hóa, so với dưới 30% ở Pháp, Đức và Anh.

Chính sách sẽ đóng một vai trò lớn trong việc định hình sân chơi này. Hàn Quốc đang chuẩn bị cho việc khởi động dự án MyData để cho phép các nhà cung cấp dịch vụ được cấp phép thu thập và phân tích dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực fintech, tùy thuộc vào sự đồng ý của người tiêu dùng.

Các sáng kiến tương tự cũng đang được triển khai tại Singapore, đặc biệt là Sàn giao dịch dữ liệu tài chính Singapore (SGFinDex), một nền tảng cho phép chia sẻ dữ liệu được thực hiện một cách an toàn, tuân thủ các quy định và phải được sự đồng ý của người tiêu dùng.

Fintech - sự bùng nổ áp dụng tiền điện tử

Vào năm 2021, cơn sốt tiền điện tử tiếp tục quét qua thế giới. Theo Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu Chainalysis năm 2021 được công bố vào tháng 10 năm 2021, việc chấp nhận tiền điện tử đã tăng vọt vào năm ngoái với các thị trường mới nổi, bao gồm Ấn Độ và Pakistan dẫn đầu.

Tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, các giao dịch tiền điện tử đã tăng 706% vào năm 2021 so với năm 2020 về giá trị, công ty phân tích blockchain ước tính, sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia nhập của các nhà đầu tư tổ chức và việc áp dụng tài chính phi tập trung (DeFi). Chainalysis ước tính thị trường tiền điện tử trong khu vực hiện trị giá hơn 572 tỷ đô la Mỹ, chiếm 14% giá trị giao dịch toàn cầu.

Trong tương lai, các chuyên gia dự đoán rằng việc áp dụng các sản phẩm hỗ trợ blockchain ở châu Á sẽ trở thành xu hướng chủ đạo trong vòng vài năm tới. Điều này sẽ được xây dựng dựa trên sự phát triển mạnh mẽ, khi các nhà đầu tư vẫn lạc quan và tiếp tục rót hàng triệu đô vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Sự đổi mới fintech với tốc độ nhanh ở Châu Á Thái Bình Dương đang có tác động tích cực. Ảnh: @AFP.

Sự đổi mới fintech với tốc độ nhanh ở Châu Á Thái Bình Dương đang có tác động tích cực. Ảnh: @AFP.

Fintech nâng cao thanh toán kỹ thuật số

Vào năm 2021, các chính phủ và ngân hàng trung ương ở Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục tăng cường nỗ lực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thanh toán của họ và thúc đẩy việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số. Đặc biệt, ba lĩnh vực đã được chú trọng: cơ sở hạ tầng thanh toán thời gian thực, khả năng thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Tại Nhật Bản, một tập đoàn các công ty đặt mục tiêu tung ra đồng tiền kỹ thuật số dựa trên đồng yên vào năm tài chính 2022 sau khi bắt đầu thử nghiệm vào cuối năm 2021. Đồng tiền kỹ thuật số này dự kiến được gọi là DCJPY, sẽ được hỗ trợ bằng tiền gửi ngân hàng và sử dụng một nền tảng chung để tăng tốc độ chuyển và thanh toán quỹ tài chính lớn giữa các công ty.

Và tại Singapore, MAS đã công bố vào năm ngoái nhiều dự án hơn liên quan đến blockchain và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, bao gồm Dự án Orchid tập trung vào tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương trong mảng bán lẻ, hay Partior- một mạng lưới thanh toán liên ngân hàng dựa trên blockchain.

Nói tóm lại, sự đổi mới fintech với tốc độ nhanh ở Châu Á Thái Bình Dương đang có tác động tích cực, có thể đo lường được đối với khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính trong khu vực. Tuy nhiên, trong khi sự đổi mới fintech đang gia tăng với tốc độ, các rào cản cũ vẫn còn và các rào cản mới thường xuyên phát sinh, với báo cáo nêu bật một số vấn đề mà fintech phải đối mặt do khuôn khổ pháp lý phức tạp của khu vực, và sự chênh lệch về mức độ trưởng thành kinh tế của các quốc gia khác nhau.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem