Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những kết quả mà ngành ngân hàng đạt được trong năm nay.
Cụ thể, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm (trong 11 tháng giảm thêm khoảng 0,8%); điều chỉnh tăng trưởng tín dụng hợp lý (khoảng 13-14%); điều hành linh hoạt tỷ giá, thị trường ngoại tệ; góp phần tạo môi trường kinh doanh thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Trước tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân (đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ gần 600 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất gần 34 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm trên 2,5 nghìn tỷ đồng phí dịch vụ, thanh toán; cho vay mới với lãi suất thấp hơn trên số dư khoảng 7,2 triệu tỷ đồng; tăng cường cho vay thu mua, tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu vùng Đồng bằng sông Cửu Long...).
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao ngành ngân hàng dành hơn 5 nghìn tỷ đồng ủng hộ cho các chương trình an sinh xã hội trên toàn quốc, trong đó dành trên 3,2 nghìn tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo Phó Thủ tướng, đây là sự sẻ chia, đồng hành rất có ý nghĩa. Ông mong rằng tinh thần vì xã hội, vì cộng đồng của ngành tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới
Mặc dù hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển tích cực, tuy nhiên Phó Thủ tướng lưu ý, việc điều hành chính sách tiền tệ còn thiếu tính chiến lược dài hạn, có lúc còn chưa bền vững.
Bên cạnh đó, quy mô, mức độ an toàn vốn, năng lực tài chính và sức cạnh tranh của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước còn hạn chế so với các nước trong khu vực và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Phó thủ tướng, việc kiểm soát, hướng luồng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh vẫn còn một số bất cập, còn hiện tượng vốn tín dụng chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán...
Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, vẫn còn tình trạng vi phạm quy định về huy động vốn và cho vay, gây nguy cơ nợ xấu gia tăng đối với các TCTD.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tập trung điều hành chủ động linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để vừa kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vừa hỗ trợ phát triển kinh tế, phấn đấu năm 2022 vợt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% mà Quốc hội đã thông qua.
Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai kịp thời chính sách tiền tệ góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế. Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các dự án kết cấu hạ tầng...
Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải kiểm kiểm soát tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, trong đó kiểm soát chặt chẽ mua trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng để giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành ngân hàng cần đặt mục tiêu rõ ràng và có lộ trình cụ thể về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, trước hết sớm xử lý được các ngân hàng thương mại mua bắt buộc, không để mất an toàn hệ thống.
Trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu sớm có kế hoạch, biện pháp đưa nợ xấu trở về trạng thái bình thường gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Các đơn vị phải rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu… để dành nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro và tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.