Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Muốn phát triển phải tiếp tục vay nợ

Thứ bảy, ngày 29/10/2011 07:20 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Chỉ tiêu nợ công hiện nay Chính phủ vẫn đang chờ Quốc hội phê duyệt, với mục đích là phải vay thêm để mà làm ăn. Vì thực tế, rất nhiều quốc gia vay thấp, nhưng không trả được nợ. Còn chúng ta vay mà làm ăn tốt, trả được nợ thì có vay hay không? Đó là vấn đề cần quan tâm.
Bình luận 0

Muốn hạ mức nợ công xuống, thực chất không khó. Tôi đã nhiều lần phát biểu trước Quốc hội rằng: Chúng ta đứng trước 2 lựa chọn, có cơ hội phát triển thì phải vay để làm ăn, rồi trả được nợ; hoặc không vay gì cả, không làm ăn gì hết, thì phải chấp nhận không có tiền phát triển.

Do đó, chúng ta phải tính các khoản sắp tới sẽ vay làm dự án nào, làm sao sử dụng vốn vay hiệu quả, đó là điều quan trọng nhất. Vì chúng ta đã ra khỏi nước chậm phát triển nên sắp tới vay nợ sẽ ít được hưởng ưu đãi hơn. Lúc đó không thể coi thường việc vay nợ mà phải tính toán cẩn thận, phải có chiến lược sử dụng vốn vay.

Như trước đây tất cả cầu đường, hệ thống lớn chúng ta phải dùng ngân sách để đầu tư, hoặc đi vay ODA rồi dùng ngân sách trả nợ. Nếu tới đây họ ít cho vay ưu đãi hơn thì dự án muốn triển khai, bản thân nó phải thu hồi được vốn.

Tăng trưởng GDP của chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư, nên dĩ nhiên nếu tốc độ tăng trưởng chậm lại có thể khiến tỷ lệ nợ công của chúng ta tăng cao. Nhưng chỉ tiêu nợ công Chính phủ đưa ra dựa trên những dự báo kém lạc quan nhất, tức là GDP chỉ tăng trưởng 6%, để ta quyết liệt trong điều hành. Tuy nhiên, chúng ta có thể tăng trưởng tốt hơn, GDP mở rộng hơn thì nợ công chắc chắn sẽ giảm xuống.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: Nghèo nên tiết kiệm để đầu tư hạ tầng

Chúng ta mới phát triển nên nhu cầu cần đầu tư cơ sở hạ tầng là rất cao. Bởi cơ sở hạ tầng hiện nay của chúng ta rất là yếu kém... Hiện nay tổng mức đầu tư của chúng ta quá thấp. Năm nay chúng ta giải ngân khoảng 123 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng hơn 2 lần dự án tàu điện ngầm Bến Thành- Suối Tiên (TP.Hồ Chí Minh) thôi. Trong khi thực tế, nhu cầu của chúng ta cần rất lớn như, đường bộ cao tốc Bắc- Nam, rồi bến cảng, rồi đầu tư cho 63 tỉnh, thành...

Như thế, đầu tư của chúng ta hiện nay rất thấp và chỉ chiếm 19,9% chi ngân sách thôi. Điều này, chẳng khác gì một gia đình nghèo, làm được bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, không để một đồng nào để đầu tư. Nghèo thì chi bao nhiêu cho an sinh chẳng thiếu. Chúng ta không tiết kiệm lấy tiền đầu tư thì lấy gì để phát triển?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem