bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng.
Có người nói rằng, khi vào nhà chỉ cần nhìn vào bàn thờ gia tiên là biết ngay tài - lộc, phúc - phần, gia thế của gia đình đó như thế nào. Điều này quả thực không sai, nhà nào gia đạo bình yên, con cháu hướng về tổ tiên bàn thờ sẽ vì thế gọn gàng sạch sẽ, nhà nào tài lộc đầy đủ bàn thờ sẽ ngát hương, cầu kì.
Theo đó, để gia đạo bình an, kích hoạt tài lộc trong nhà bạn nên để ý những điểm sau để bàn thờ thêm phú quý.
Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ phải được dùng riêng.
Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, cẩn thận hơn thì dùng nước mưa (thiên hà thủy) hay nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau, ngoài ra còn dùng rượu đập thêm gừng tươi để tẩy trần.
Không gian thờ tự là không gian thiêng liêng trong gia đình, là nơi lưu giữ nhiều ẩn ức tình cảm giữa các thế hệ. Chính vì thế, việc giữ gìn bàn thờ luôn sạch sẽ, mát mẻ không chỉ thể hiện sự chăm sóc và tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, mà còn là sự chăm sóc đến cái tôi tâm linh ở mỗi con người.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ), hai bát hương khác đặt ở bên trái và bên phải tạo nên tư thế tam tài; ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải.
Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có lúc sám hối...), người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Khi bài trí cần chú ý bày đặt các lễ vật cũng như trang hoàng ban thờ hai bên trái (tả), phải (hữu) cần ngang bằng nhau nếu ban thờ có thờ tổ tiên (tổ tỷ, tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, cao tằng tổ khảo...) và thờ bà cô, ông mãnh - những người mẩt trẻ (thúc bá, đệ huynh, cô di tỷ muội...).
Trường hợp chỉ có bát hương thần linh (thờ các gia thần: thổ công, thổ địa, thổ kỳ) thì theo nguyên tắc tả (Thanh Long), hữu (Bạch Hổ) nghĩa là bên trái phải bài trí cao hơn bên phải.
Chú ý xét trái, phải là xét từ vị trí từ ban thờ nhìn ra ngược với vị trí người hướng mặt vào khấn.
- Trên bàn thờ cần đặt 2 đèn điện phía bên ngoài cùng (đèn ánh sáng đỏ hay vàng bật 24/24h).
- Khoảng cách tối thiểu từ bát hương đến bất kỳ chất lỏng nào cũng phải từ 25 cm trở lên (Nhiều gia đình do vô tình bày quá nhiều bia rượu trên bàn thờ và để sát bát hương là không hợp lý).
- Không cắm trụ cắm hương vòng bằng kim loại vào bát hương - dùng trụ bằng gỗ sơn son hoặc sơn đen mới đúng.
- Chú ý vào những ngày Tết không để hoa giả, trên bàn thờ phải có hoa tươi, ngày thường hoa giả cắm xen hoa tươi (lộng giả thành chân). Ngoài ra, còn có hoa làm bằng giấy bạc, giấy vàng ánh kim (một bạc, một vàng biểu tượng cho một âm một dương, âm dương giao hòa) để có thể dùng được lâu.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Vui lòng nhập nội dung bình luận.