Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ban công căn hộ ở hướng nào của các tầng chung cư, hay biệt thự, ngôi nhà, văn phòng... gia chủ cũng muốn có cây trồng ở ban công để tránh nắng.
Nhưng không phải loại cây nào cũng có thể trồng ở ban công - nơi nhiều nắng, nhiệt độ cao – nhất là những ban công nằm ở phía Tây, nắng nhiều.
Do đó cây trồng ở ban công phải đáp ứng được khả năng thích ứng với thời tiết, nhiều nắng, chịu được nhiệt độ cao và đáp ứng các tiêu chí:
1. Cây trồng ở ban công chọn loại vừa và nhỏ: Chọn cây trồng ở ban công loại vừa và nhỏ - bởi ban công còn lấy nắng, lấy gió cho phòng bên trong, hoặc cả căn hộ... Trong khi ban công hay có gió, thậm chí gió rất mạnh - nhất là ban công hướng Tây gió mạnh hơn rất nhiều.
Không nên trồng những cây lớn, vì gió to cây dễ bị đổ, bật rễ mà gây nguy hiểm cho trong nhà vả cả người đi đường bên dưới.
2. Cây trồng ở ban công cần chịu hạn, chịu nhiệt tốt: Nên chọn cây có khả năng chịu hạn, chịu nhiệt tốt để phát triển trong điều kiện khắc nghiệt.
Ưu tiên chọn cây dễ trồng, dễ sống, dễ thích nghi với môi trường, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, ít phải chăm sóc.
Ngoài ra cần chọn theo phong thủy và yếu tố thẩm mỹ - bởi ban công hướng ra bên ngoài, ảnh hưởng rất nhiều đến mặt tiền của công trình.
Những loại cây nên trồng ở ban công
1. Trúc quân tử - về phong thủy được cho là loài cây tượng trưng cho sự uyên bác, trí tuệ tinh thâm và tinh thần ngay thẳng, chịu được bão tố mà không hề gãy đổ.
Về khoa học, cây có khả năng thanh lọc không khí, hạn chế được bụi bẩn bay vào nhà, tiện để trồng 1 hàng ở ban công tạo được cảnh quan đẹp mắt với màu xanh tự nhiên.
Nhược điểm là khi gió lớn, cây rụng lá khá nhiều, nên đóng cửa khi gió để tránh lá bay vào nhà.
2. Cây Cúc tần Ấn Độ: Cây thân leo, thâm mềm mại rủ xuống như một thác nước rất đẹp mắt. Nên trồng ở tầng cao nhất để các tầng bên dưới đều tránh được nắng.
Cúc tần phát triển nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, đặc biệt chúng có khả năng thích nghi tốt trong môi trường nhiều ánh sáng và ít nước.
Nhược điểm là chúng có thể rủ xuống và khuất tầm nhìn của các tầng bên dưới.
3. Cây Xương Rồng: Có thể trồng ở bên trong nhà làm tiểu cảnh hoặc ban công đều rất đẹp, dễ thích nghi môi trường khô cằn, không cần tưới nước thường xuyên.
4. Cây Dương Xỉ: Chịu nắng tốt, dùng trang trí tiểu cảnh, cắm hoa nghệ thuật, hình dáng thú vị chính là điểm nhấn, thích hợp trồng ở ban công chung cư, nhà ống bởi sức sống tốt, khả năng thanh lọc không khí, khói bụi từ bên ngoài.
5. Cây Vạn Tuế: Ưa sáng, ưa nhiệt độ cao, dễ sống ở ban công, quanh năm tươi tốt, có tán để che nắng cho các cây nhỏ ở ban công.
6. Cây Kim Tiền: Là loại cây phong thủy, rất hợp với người mệnh Thủy, tốn ít công chăm sóc mà cây vẫn có thể phát triển tốt.
7. Cây Lưỡi Hổ: Chịu nắng rất tốt, cây toát lên được vẻ uy nghi, dễ phát triển khỏe và cứng cáp…
8. Cây Lô Hội (Nha đam): Dễ trồng, dễ sống tại ban công, hiên nhà, lá phát triển từ rễ nên rất chắc, thích nghi tốt trong môi trường thiếu nước, nhiệt độ cao như ban công, sân thượng.
9. Cây Sen Đá: Phát triển mạnh mẽ ở sân thượng, tiểu cảnh trước nhà, ban công, rất phù hợp với nơi nhiều ánh nắng mặt trời, chịu nắng, chịu hạn đều rất tốt.
10. Cây Sống Đời (cây bỏng): Màu hoa rất đẹp, sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh, chịu nắng và chịu hạn tốt.
11. Cây Sử quân tử (hoa giun): Hoa Sử quân tử mọc chùm, có 3 giai đoạn màu là trắng, hồng và đỏ. Cây thân leo, rất ưa nắng, đẹp mắt, tô điểm cho ban công ngôi nhà thêm rực rỡ, tươi mới. Hoa còn có hương thơm nhẹ nhàng, rất dễ chịu.
Ngoài ra còn có các cây Hồng leo, Thường Xuân, Hoa Giấy, Trầu Bà, Hoa Mười Giờ, Hồng môn, Cọ Nhật, Hoa Hoàng Thảo, Hoa Hồng Anh… rất thích hợp trồng ở ban công, vừa thẩm mỹ đẹp mắt, vừa làm cây chắn nắng, chịu nắng rất tốt.
Theo Master Phùng Phương (Phong thủy Phùng Gia), cây trồng ở ban công ngoài những yếu tố trên, cần có thẩm mỹ đẹp mắt, chắn nắng, chịu nắng tốt... còn phải hợp phong thủy và phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Trồng cây xanh ở ban công cần đẹp về mặt thẩm mỹ.
- Khu vực ban công mang yếu tố âm, sẽ rất tốt nếu bạn biến nó thành một khu vườn nhỏ giúp ta lấy lại cân bằng trong cuộc sống vốn đầy sôi động (mang yếu tố dương).
- Trồng cây hợp phong thủy giúp con người kết nối với thiên nhiên và giúp gia chủ chiêu tài, đón lộc... Các loại cây trồng thích hợp là cây phát tài, cây dây leo, những loại cây ưa nắng và có sức sống (như cây Thiết mộc lan, cây Hoa giấy, cây Hoa hướng dương...) sẽ làm tăng may mắn cho căn hộ, ngôi nhà của bạn, gia tăng sức khỏe, cải thiện của cải cho gia chủ.
1. Không để góc nhọn hướng về phía ban công:
- Ban công nên được thiết kế ở những góc có tầm nhìn rộng, tránh bị che chắn.
- Ban công không nên đối diện với những góc nhọn chĩa thẳng vào nhà. Góc nhọn đâm thẳng vào nhà với khoảng cách càng gần hoặc càng nhọn thì càng mang lại vận khí xấu cho ngôi nhà.
Việc tránh các góc nhọn đâm vào nhà là điều khó có thể tránh khỏi, có thể hóa giải bằng cách treo Hổ Phù An Gia Hóa Sát tại khu vực ban công (lưu ý chọn được vị trí thích hợp và ngày giờ đẹp để an vị mới có thể kích hoạt công năng tốt nhất).
2. Không để nhiều đồ đạc ngoài ban công
Nhiều gia đình tận dụng ban công làm nơi chứa đồ đạc lặt vặt, gây chật chội không có lối để đi ở ban công.
Dưới góc độ phong thủy, việc chất đầy đồ đạc bên ngoài là không tốt, điều này sẽ làm tích tụ những uế khí xấu trong nhà để lâu dần tài lộc có phần hao hụt.
Tốt nhất cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, không nên để khu vực ban công bẩn - cũng chính là cách để giúp ban công thu hút nhiều vượng khí, giúp gia chủ luôn bình an, tài lộc dồi dào.
*Thông tin bài viết chỉ có tính tham khảo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.