Dù phong trào #MeToo gặt hái được nhiều thành công nhưng nhiều người làm trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình vẫn phải đối mặt nạn quấy rối tình dục.
Phong trào #MeToo nổi lên cách đây 5 năm, sau quãng thời gian đó, nhiều kẻ lạm dụng trong ngành điện ảnh đã bị "phơi bày" ra ánh sáng. Tuy nhiên, mới đây, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành điện ảnh và truyền hình cho thấy các nhân viên vẫn phải đối mặt với sự quấy rối.
Phong trào này là một bước ngoặt trong văn hóa đại chúng được thúc đẩy bởi hai phóng viên của tờ New York Times, Megan Twohey và Jodi Kantor. Họ là những người đã giúp vạch trần nhà sản xuất Harvey Weinstein trong nhiều thập kỷ lạm dụng tình dục và tâm lý mà hắn đã gây ra đối với phụ nữ trong ngành. Cuối cùng, điều này dẫn đến bản cáo trạng của Weinstein với 11 tội danh tấn công tình dục và bản án 23 năm tù.
Phong trào #MeToo đã làm được gì sau 5 năm?
Phong trào #MeToo khuyến khích phụ nữ và nam giới đưa ra các cáo buộc chống lại những người khác trong ngành đã quấy rối hoặc lạm dụng tình dục họ. Thông thường, những kẻ lạm dụng đủ quyền lực để được bảo vệ bởi các hãng phim, sẵn sàng "tẩy trắng" cho những hành vi xấu, dàn xếp với nạn nhân ngoài tòa án hoặc sử dụng hệ thống đồng lõa khác xung quanh, sử dụng trợ lý và nhân viên khác để giúp giảm thiểu hoặc che giấu hành động.
Nhiều người nổi tiếng đã được gọi tên sau phong trào này như Bill Cosby, Woody Allen, Armie Hammer và Bryan Singer. Tuy nhiên, #MeToo không dành riêng cho ngành công nghiệp điện ảnh, với các cáo buộc chống lại tác giả, nhạc sĩ, chính trị gia, người đưa tin, vận động viên. Phong trào cũng đã tạo ra một phản ứng dữ dội nhưng cũng có những góc khuất với những người nổi tiếng bị lôi kéo như Johnny Depp bắt nguồn từ sự gia tăng của "văn hóa xóa bỏ" và cho thấy rằng, bất cứ ai cũng có thể bị buộc tội, bất chấp tính đúng, sai của những lời buộc tội.
Một cuộc khảo sát mới của nhóm vận động Phụ nữ trong Điện ảnh đã được thực hiện để xem hành vi quấy rối đã thay đổi như thế nào trong ngành này trong 5 năm kể từ #MeToo. Theo Hollywood Reporter, cuộc khảo sát cho thấy 70% người được hỏi nhận thấy văn hóa xung quanh lạm dụng, quấy rối và hành vi sai trái đã "được cải thiện phần nào".
69% số người được hỏi cho biết cá nhân họ đã từng bị lạm dụng hoặc phải nhận hành vi sai trái trong năm năm qua và 30,9% cho biết hành vi sai trái hoặc lạm dụng đã xảy ra với người mà họ biết. Cuộc khảo sát được thực hiện giữa các nhân viên hiện tại và đã từng ở trong ngành, chủ yếu là phụ nữ. 29% số người được hỏi được xác định là người da màu và 55% cho biết, họ đã trải qua các hành vi sai trái hoặc lạm dụng trong 5 năm qua.
Trong khi #MeToo đã trừng phạt các diễn viên như Kevin Spacey và một số kẻ lạm dụng khác thì vẫn có những lĩnh vực mà nạn quấy rối vẫn lan tràn, các nhà soạn nhạc nữ cho rằng, phong trào này hầu như không tạo được dấu ấn trong ngành của họ. Điều này không làm giảm tác động mà #MeToo đã và đang tiếp tục tạo ra. Nó đã mở ra cánh cửa để các nạn nhân bị lạm dụng có thể bước tiếp và tạo sự tin cậy cho lời nói và sức mạnh trong tiếng nói của họ. Trong nhiều trường hợp, nó là một bước đệm quan trọng để chuyển đổi những ý tưởng lỗi thời và chấm dứt hàng thập kỷ im lặng.
Nhưng #MeToo chỉ là một khởi đầu, không phải là kết thúc. Những người phụ nữ trong ngành công nghiệp này vẫn đang bị công đoàn cảnh báo việc báo cáo những hành vi sai trái có thể gây tổn hại cho sự nghiệp của họ.
Về mặt văn hóa, hành động và lời nói của những kẻ lạm dụng và bắt nạt tình dục tiếp tục bị "vạch mặt", cho dù ở Hollywood hay bất kỳ ngành công nghiệp nào khác. Tiếp tục cho ra mắt những bộ phim như She Said hoặc Barbarian để tiếp tục thu hút sự chú ý đến vấn đề này có thể là một yếu tố quan trọng. Thực tế, không thể thay đổi trong một sớm một chiều và nó phải được liên tục làm việc, thay đổi từng bước cho đến khi các hệ thống không còn tiếp tục ưu ái những kẻ lạm dụng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.