Ngay sau khi UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo Công an tỉnh Lào Cai vào cuộc điều tra, làm rõ vụ phá rừng pơ mu ở VQG Hoàng Liên mà Báo Dân Việt phản ảnh, Công an tỉnh đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Lào Cai kiểm tra đột xuất 6 cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản trên địa bàn thị xã Sa Pa.
Trao đổi với Báo Điện tử Dân Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường cho biết: "Vụ việc phá rừng pơ mu Vườn quốc gia Hoàng Liên sai phạm rõ ràng. Đó là điều rất đáng tiếc. Vì thế, cần phải xử lý nghiêm, không bao che cho vi phạm".
Trao đổi với PV Dân Việt về vụ việc phá Vườn Quốc gia Hoàng Liên, ông Nguyễn Hữu Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam - cho biết: "Tùy vào mức độ vi phạm có thể xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính".
Khi xem các hình ảnh, clip trong loạt bài điều tra của Báo Dân Việt về phá rừng pơ mu Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai), Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, Bộ Công an cần sớm vào cuộc chỉ đạo khởi tố vụ án để điều tra vụ phá rừng nghiêm trọng này.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để xảy ra tình trạng phá rừng diễn ra trong vùng lõi VQG Hoàng Liên, trách nhiệm thuộc về chủ rừng là Vườn quốc gia Hoàng Liên và đơn vị chủ quản là UBND tỉnh Lào Cai.
Gỗ pơ mu ở Vườn quốc gia Hoàng Liên sau khi bị cưa xẻ, được người dân khiêng, vác ra đến cửa rừng, dùng xe máy chở đến nhà hoặc các điểm thu mua gỗ bán cho các đầu nậu.
Sau bài viết “Phá rừng pơ mu cổ thụ: Moi ruột vườn quốc gia Hoàng Liên trên nóc nhà Đông Dương” của Báo Dân Việt, Cục Kiểm Lâm - Tổng Cục Lâm nghiệp vừa có công văn gửi Vườn quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai) về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng khai thác lâm sản trái pháp luật.
Những cây pơ mu quý hiếm hàng trăm tuổi tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông bị lâm tặc cưa hạ rồi chở ngang trạm quản lý bảo vệ rừng nhưng chủ rừng không biết.
Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La được quản lý, bảo vệ tốt, không còn những điểm nóng như trước đây. Đóng góp vào kết quả đó phải kể tới vai trò của nhân dân ở các bản trong thực hiện nhiệm vụ này…