Ngày 21.4, Nga tuyên bố "đáp trả bằng mọi biện pháp cần thiết" sau khi tàu chiến Mỹ áp sát biên giới Nga ở biển Baltic.
Số lượng tàu ngầm chiến đấu mà Tổng thống Putin cử tới châu Âu thời điểm này đang ở mức cao đỉnh điểm so với kỉ lục cách đây 20 năm.
Đô đốc Mark Ferguson, chỉ huy cấp cao Hải quân Mỹ ở châu Âu cho biết số lượng tàu ngầm đã tăng 50% trong vòng một năm. Từ giai đoạn tháng 1.2014 đến tháng 3.2015, tàu ngầm Nga liên tục được điều động tới khu vực và tăng ít nhất 50% so với năm 2013”, Chỉ huy Hải quân Đô đốc Viktor Chirkov tuyên bố tháng 4.2015.
Các nhà nghiên cứu trả lời trên tờ New York Times rằng cường độ này không hề thay đổi sau một năm và số lượng tàu ngầm đang ở mức cao kỉ lục 2 thập kỷ qua. “Chúng ta không quay trở lại thời kì Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên tôi có thể chắc chắn tình thế bây giờ không khả quan chút nào”, Đô đốc nghỉ hưu chỉ huy lực lượng liên minh NATO James Stavridis trả lời trên tờ The Times.
Mối lo lớn nhất của Nga hiện nay là NATO đang hiện đại hóa quân đội với mức độ lớn nhất từ thời Chiến tranh Lạnh, trong đó đáng kể nhất là hành động mà Nga cho là leo thang quân sự ở Ba Lan và biển Baltic. Ngày 20.4, Nga chỉ trích Mỹ đưa tàu khu trục tiến quá gần biên giới Nga ở biển Baltic. Trước đó ngày 12.4, hai máy bay ném bom của Nga đã bay lượn cách tàu khu trục USS Donald Cook của Hải quân Mỹ chỉ 9m.
Hạm đội tàu ngầm Nga ở châu Âu đang nhiều nhất lịch sử.
NATO cho biết kế hoạch quân sự hóa châu Âu là nhằm đáp trả “sự xâm lược Crimea của Moscow” và giải quyết xung đột Ukraine trong bối cảnh NATO không có lực lượng nào đồn trú ở Đông Âu.
Ba Lan và các thành viên NATO khác ở khu vực biển Baltic hiện nay lo ngại sự hiện diện quân sự của Nga tại thành phố Kaliningrad khiến tình hình thêm bất ổn, nhất là khi tên lửa đất đối không tầm xa được triển khai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.