Quan tài cổ có con rối cao 1,93m: Chuyên gia không thể giải thích

Thứ hai, ngày 22/11/2021 20:32 PM (GMT+7)
Ý nghĩa của nó là gì?
Bình luận 0

Vào tháng 12 âm lịch năm 1978, tại Lai Tây, Sơn Đông, Trung Quốc bỗng nhiên có nhiều người lạ từ khắp nơi đến. Cả một vùng bỗng chốc đông đúc lạ thường. Hóa ra dân làng tình cờ phát hiện ra 2 ngôi mộ cổ ở đây khi đang lấy đất ở ruộng.

Trưởng thôn sau khi biết tin liền liên hệ với các ban ngành liên quan, các chuyên gia khảo cổ học tức tốc đến hiện trường.

Con rối kích thước gần 2m

Trong quá trình khai quật, nhóm chuyên gia đã phát hiện ra ngôi mộ số 2 khá đặc biệt. Khác hẳn với những ngôi mộ đá thông thường, đó là một ngôi mộ bằng gỗ với một chiếc quan tài nặng nề. Tất cả mọi người đều đoán già đoán non về chủ nhân bên trong.

Không ngờ, 'chủ nhân' của ngôi mộ này thực chất là một con rối to bằng người thật. Sau này người ta đã khai quật được một số đồ bằng đồng, sơn mài, sắt và ngọc trong lăng mộ. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia đã đưa ra kết luận: Nghĩa trang này được xây dựng vào giữa và cuối thời Tây Hán.

Sau khi hoàn tất, nhóm khảo cổ đã cẩn thận vận chuyển con rối về viện nghiên cứu và đo đạc cẩn thận. Con rối này cao 1,93m, cao hơn cả người thật, được bảo quản rất tốt, chỉ có tấm gỗ trên bụng là hơi mục nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng nói chung.

Quan tài cổ có con rối cao 1,93m: Chuyên gia không thể giải thích - Ảnh 1.

Con rối gỗ có thể cử động linh hoạt. Hình ảnh: Sohu

Con rối được tạo ra từ tổng thể 13 dải gỗ, thân và các chi. Các chi tiết của nó gần như tương đương với xương người. Về cơ bản, các khớp có thể cử động được là do các mộng truyền thống, một kỹ thuật cơ bản trong kỹ thuật. Nhờ đó, con rối này có thể thực hiện nhiều động tác khác nhau.

Đầu của con rối được chạm khắc từ gỗ nguyên tấm. Các bộ phận như tai, mắt, miệng, mũi... đều được chạm khắc sinh động như thật. Đầu của con rối thậm chí còn có một rãnh nông sâu 2 cm và rộng 0,5 cm dọc theo đường chân tóc.

Các chuyên gia đoán rằng có thể ban đầu nó đã được trang bị cả tóc! Một số nhà khảo cổ học tin rằng những con rối thậm chí còn mặc quần áo khi chúng được chôn cất.

3 giả thuyết xoay quay lai lịch cua món đồ bí ẩn

Nhưng chính xác thì con rối lớn này được dùng để làm gì? Đây thực sự là một câu hỏi khó. Sau khi phân tích kỹ lưỡng, các chuyên gia đã đưa ra phỏng đoán của riêng mình.

Quan điểm thứ nhất cho rằng đây có thể là vật để kỷ niệm. Chủ nhân ngôi mộ có lẽ là một nghệ nhân múa rối xuất sắc trong thời kỳ đó. Nhằm tôn vinh những đóng góp của người nghệ nhân nên gia đình đã làm ra con rối khổng lồ này để an táng cúng. Món đồ này có thể là vật đồng hành cùng chủ nhân ngôi mộ về nới chín suối.

Tuy nhiên không dừng lại ở đó. Người ta tiếp tục đặt ra câu hỏi vì không tìm thấy sợi dây trên con rối. Điểm này có phần mâu thuẫn với danh tính của đạo cụ. Nhưng có người lại khẳng định không có dậy khi chôn cất là hợp lý. Vì trong quá trình di chuyển, các sợi dây có thể quấn vào nhau và ảnh hưởng đến việc chôn cất.

Quan tài cổ có con rối cao 1,93m: Chuyên gia không thể giải thích - Ảnh 2.

Nghệ thuật múa rối cổ xưa ở Trung Quốc. Hình ảnh: Sohu

Quan điểm thứ hai giải thích con rối này có thể là người canh gác lăng mộ. Vì nó có các khớp thay đổi nên người ta không thể xác định ban đầu nó ở trong tư thế nào. Tuy nhiên với chiều cao 193 cm, có thể coi nó tương đương với một người cao lớn và khỏe mạnh.

Vì vậy, rất có thể đây là người bảo vệ cho chủ nhân ngôi mộ. Tuy nhiên việc sử dụng con rối để canh giữ lăng mộ chưa có tiền lệ. Vì vậy tính xác thực của suy đoán này cần được nghiên cứu thêm.

Quan điểm thứ ba khẳng định đây là một phần trong phong tục an táng. Xét cho cùng, con rối là dụng cụ được sử dụng trong nhiều dịp khác nhau. Các chuyên gia tin rằng một con rối lớn như vậy có thể là một công cụ trong các nghi lễ của địa phương lúc bấy giờ.

Rất có thể người xưa đã sử dụng nó cho các buổi trừ tà và sau đó chôn cất trong lăng mộ. Nhưng với một con rối lớn như vậy thì có thể biểu diễn kiểu gì? Điều này một lần nữa khiến các chuyên gia phải suy nghĩ.

Mặc dù cả ba suy đoán này đều có cơ sở, nhưng danh tính thực sự của con rối vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng việc khai quật con rối đã cung cấp những manh mối có giá trị về cuộc sống, sự phát triển và tiến hóa của nghệ thuật múa rối ở Trung Quốc.

Thuy Anh (Theo Tổ Quốc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem